Cuộc đấu mang tính “bản lề” giữa Quân Đội và Công An qua vụ ân xá Đỗ Hữu Ca?

Trong bối cảnh chính trị Việt Nam trước Đại hội Đảng lần thứ 14, dự kiến vào đầu năm 2026 đang có những biến động ngầm đáng kể. Vụ việc ân xá của Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, đã trở thành tâm điểm chú ý của công luận.

Đây, không chỉ là vấn đề về tính pháp lý mà còn mang ý nghĩa chính trị tiềm ẩn đằng sau nó. Vụ việc này, không chỉ đặt ra câu hỏi về tính nhất quán của chiến dịch chống tham nhũng. 

Mà nó còn phơi bày cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai lực lượng cốt lõi của hệ thống chính trị Việt Nam, đó là phe Quân đội và phe Công an của Tổng Bí thư Tô Lâm. 

Chiến dịch chống tham nhũng, với mệnh lệnh “không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ”. Đây đã trở thành một trong những dấu ấn lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần khẳng định khi tuyên bố đưa đất nước bước sang “kỷ nguyên mới” của Dân tộc.

Tuy nhiên, việc ân xá cho bị án Đỗ Hữu Ca quá sớm đã gây tranh cãi, và làm mạng xã hội nổi sóng. Khi ông Đỗ Hữu Ca bị kết án 10 năm tù vì tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau đó giảm xuống 7 năm tại phiên phúc thẩm, và đáng chú ý nhất là được ân xá dù chưa thi hành đủ 1/3 bản án. 

Quyết định này, đã làm dấy lên nghi ngờ về sự minh bạch và công bằng, lập tức yếu tố ông Ca là người trong ngành Công An đã đổ dồn sự chú ý của công luận về Đại tướng Công An Tô Lâm, đặc biệt khi nó diễn ra trong bối cảnh chính trị “hết sức” nhạy cảm như hiện nay.

Thành phố Hải phòng là địa bàn chiến lược, là nơi cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều khóa là Đại biểu Quốc hội Hải phòng. Đây cũng là bàn đạp của phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, một đàn em thân tín của ông Tô Lâm.

Theo giới phân tích, việc ân xá cho cựu Giám đốc Công An Hải phòng Đỗ Hữu Ca không đơn thuần là một hành động nhân đạo hay dựa trên thành tích cải tạo. Mà mang nặng dấu ấn của một nước cờ chính trị có tính toán hết sức sâu xa. 

Câu hỏi đặt ra là: Ai hay thế lực chính trị nào đứng sau quyết định này, và mục tiêu của họ là gì? 

Nhiều ý kiến cho rằng, đây không phải hoàn toàn xuất phát từ ý kiến từ Bộ Công an, nơi Tổng Bí thư Tô Lâm đang nắm quyền kiểm soát. Mà có thể xuất phát từ phe Quân đội, lực lượng đang tìm cách tái khẳng định vị thế trong hệ thống chính trị.

Cụ thể, Quyết định Đặc xá cho hơn 8 ngàn phạm nhân, trong đó có 741 người phạm tội về tham nhũng, là do Chủ tịch nước Lương Cường ký. Và khả năng cao, phe Quân Đội đã tận dụng “cơ hội vàng” này để vấy tội cho phe Công An và Tổng Bí thư Tô Lâm trước công luận.

Vụ ân xá cho Đỗ Hữu Ca, nếu thực sự không xuất phát từ Bộ Công an, có thể được xem như một đòn đánh thăng vào uy tín của Tô Lâm. Điều đó đã cho thấy, quyền lực của Tổng Bí thư đến nay đã không còn là tuyệt đối, và các quyết định quan trọng có thể bị tác động và thách thức bởi các thế lực chống đối trong đảng.

Bằng cách can thiệp vào một vụ án liên quan đến một cựu tướng Công an, phe Quân đội không chỉ thể hiện khả năng ảnh hưởng, mà còn làm suy yếu uy tín của Bộ Công an và cá nhân Tổng Bí thư Tô Lâm. Và đây, có thể được xem như một “phép thử” của phe Quân đội nhằm gửi thông điệp đến phe cánh của Tổng Bí thư.

Nói tóm lại, khi Đại hội Đảng lần thứ 14 đang đến gần, vụ ân xá Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca không chỉ là một sự kiện pháp lý mà còn là một biểu hiện rõ nét của sự tái cấu trúc quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Nó cho đã thấy phe Quân đội đang nỗ lực trỗi dậy, tìm mọi cách để cân bằng lại ảnh hưởng với Bộ Công an, trong bối cảnh Tổng Bí thư Tô Lâm đang mất dần vị thế. 

Sự kiện này cho thấy, chính trường Việt Nam đang biến động mạnh mẽ, và những màn so găng chính trị sẽ còn tiếp tục kéo dài triền miên.

Trà My – Thoibao.de