Tổng Bí thư Tô Lâm là một lãnh đạo nguy hiểm và tàn độc hơn Tổng Trọng?

Bình luận về tình hình chính trị Việt Nam nói chung, và về Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói riêng, giới phân tích quốc tế đánh giá, việc ông Tô Lâm sẽ trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 14 là điều chắc chắn.

Tổng Bí thư Tô Lâm được đánh giá là một viên chức an ninh có “ảnh hưởng”, và là một người sẵn sàng sử dụng các hồ sơ “mật”, để đánh gục mọi nhân vật đang nổi lên trong Đảng. Đáng chú ý, có đánh giá cho rằng, ông Tô Lâm không giống như Tổng Bí thư Trọng, nhưng lại rất giống với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tổng Bí thư Tô Lâm được đánh giá là một nhân vật thực dụng, thức thời. Nhưng rõ ràng, sự lạm quyền, bất chấp các quy định của Đảng thì ông Tô Lâm không hề thua kém, thậm chí, còn hơn cả ông Nguyễn Phú Trọng.

Chỉ khác là, trước đây, nếu Tổng Bí thư Trọng muốn làm bất cứ điều gì, nhằm mục đích có lợi cho cá nhân và đồng đảng, thì ông Trọng phải sửa đổi các quy định cũ của Đảng theo lối “đẽo chân cho vừa giày”. Ông Trọng không bao giờ dám bất chấp tất cả như ông Tô Lâm trong thời gian gần đây.

Tại sao lại nói như vậy?

Điểm lại hành trình thăng tiến và củng cố quyền lực của ông Tô Lâm, trong thời gian kể từ tháng 5/2024 đến nay, sẽ thấy điều đó.

Trước đó, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm đã “húc đổ” các lô cốt cản đường, như: Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, hay Trương Thị Mai. Trên danh chính ngôn thuận, thời điểm đó, ông Tô Lâm vẫn là kẻ đầu sai, “Trọng chỉ đâu, Lâm đánh đấy”.

Tuy nhiên, không thể giải thích lý do tại sao, ông Trọng lại sai ông Tô Lâm “dỡ bỏ” 2 ứng viên hàng đầu cho vị trí Tổng Bí thư Đại hội 14, là Thưởng và Huệ. Bởi đây là 2 nhân sự do Tổng Bí thư Trọng dày công chăm bẵm? Điều đó có khác gì ông Trọng tự bắn vào chân?

Do đó chỉ còn một khả năng là Tô Lâm bắt đầu thực hiện âm mưu “đảo chính không tiếng súng” từ đầu năm 2024 khi sức khỏe ông Trọng sa sút đến mức, thời gian nằm trong bệnh viện 108 dài gấp nhiều lần hơn thời gian làm việc tại trụ sở Trung ương Đảng.

Khi Bộ trưởng Công an Tô Lâm được phân công giữ chức Chủ tịch nước, ông còn muốn kiêm nhiệm cả chức Bộ trưởng Công an, nhưng không được chấp nhận. Đứng sau hậu trường, ông Tô Lâm đã cho tổ chức Hội nghị lãnh đạo ngành Công an, gửi kiến nghị cho Bộ Chính trị, yêu cầu chuẩn thuận cho Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang – một người đồng hương của ông, giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Đây là một sự kiện hy hữu, chưa từng thấy.

Vấn đề khiến công luận ngạc nhiên, đó là, ông Lương Tam Quang là trường hợp đầu tiên không phải là Ủy viên Bộ Chính trị, mà vẫn được chọn làm Bộ trưởng Công an. Song, chuyện chưa dừng ở đó, ngày 16/8, ông Quang tiếp tục được “bầu bổ sung” vào Bộ Chính trị, cho dù điều đó trái với Quy định 214-QĐ/TW. Tại sao, ông Quang lại trở thành “trường hợp đặc biệt”?

Chưa hết, điều tương tự cũng xảy ra với trường hợp Thượng tướng, Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc – cũng là đồng hương của ông Tô Lâm, được điều động làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, và cũng 2 tháng sau được bầu vào Ban Bí thư, trái với Quy định 214-QĐ/TW.

Nghĩa là, Tổng Bí thư Tô Lâm đã liên tiếp vi phạm, dẫn tới việc Quy định 214 bị vô hiệu hóa.

Một vấn đề mà công luận đến nay vẫn tiếp tục nghi ngờ, nhưng chưa có lời giải thích, đó là, phải chăng, ông Tô Lâm có khả năng kiểm soát, và có thể đã can thiệp trực tiếp đến sinh mệnh của ông Trọng, để lên kế hoạch “đảo chính không tiếng súng” như đồn đoán?

Điều đó liên quan gì đến tin đồn, ông Trọng đã bị rút ống thở, dẫn tới cái chết của ông. Mà truyền thông nhà nước công bố các thông tin và hình ảnh, cũng như các tin tức cho thấy, Tổng Trọng bệnh tật chưa tới mức nguy kịch.

Công luận đòi hỏi các cơ quan chức năng cần điều tra, làm sáng tỏ, và có câu trả lời.

 

Trà My – Thoibao.de