Vì sao Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ còn một lựa chọn duy nhất “được làm vua, thua làm giặc”?

Việc Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra tuyên bố: “Việt Nam sẽ tiến vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”; đồng thời đưa ra cam kết, sẽ đưa đất nước hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đây được coi là mệnh lệnh cho công cuộc cải cách sắp tới.

Hơn ai hết, ông Tô Lâm hiểu rõ cái kết không mấy tốt đẹp, của các cựu lãnh đạo trong quá khứ, như Trần Độ, Trần Xuân Bách…, khi họ dũng cảm phất ngọn cờ cải cách, dù không đúng lúc và đã phải trả giá đắt.

Đó là lý do, cách đây chưa lâu, ông Tô Lâm đã có hàng loạt chỉ dấu “ném đá dò đường”, đối với các phản ứng trong nội bộ Đảng.

Trong chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên trên cương vị Tổng Bí thư, ông Tô Lâm đã quyết định đến Quảng Châu – một cái nôi của Cách mạng Việt Nam – để thăm các địa chỉ đỏ.

Giới quan sát đánh giá, ông Tô Lâm đã khẳng định lập trường kiên định không thay đổi, trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong các hội nghị, hay sự kiện quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã luôn luôn dành một phút tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trọng, để thể hiện sự kính trọng với người tiền nhiệm đã khuất.

Tuy nhiên, giới quan sát tin rằng, tất cả những điều trên chỉ là những chiêu bài chính trị, nhằm khỏa lấp nghi án “rút ống thở” đối với ông  Trọng do Tô Lâm và phe cánh thực hiện.

Đường lối của Đảng đã chỉ rõ, Đảng là của giai cấp công nông và quần chúng lao động. Đảng lấy Chủ nghĩa Marx – Lenin làm nền tảng tư tưởng, và Đảng là lực lượng chính trị duy nhất dẫn dắt, lãnh đạo đất nước.

Do vậy, bất kỳ biểu hiện nào khác với điều này, sẽ bị coi là chệch hướng, là phản bội lý tưởng Cộng sản. Điều đó bị coi là các sai phạm nghiêm trọng, và phải bị xử lý triệt để. Việc các nhân vật như Trần Độ, Trần Xuân Bách…, là những người đã có xu hướng đổi mới mạnh mẽ, khi trào lưu cải tổ do Gorbachev khởi xướng trong các đảng Cộng sản, là một ví dụ. Ông Bách đã bị phê phán, bị đấu tố gay gắt, cuối cùng bị kỷ luật, buộc phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.

Hiện nay ông Tô Lâm có các biểu hiện thân Mỹ và phương Tây hơn là thân Trung Quốc, trong chính sách đối ngoại.

Những điều kể trên cho thấy, sự phản kháng của một bộ phận không nhỏ trong nội bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn là các đệ tử trung thành của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là điều hợp lý.

Hiện nay, thế và lực của ông Tô Lâm và phe cánh trong Đảng chưa đủ mạnh, với số lượng uỷ viên Trung ương, uỷ viên Bộ Chính trị của phe Hưng Yên còn quá mỏng.

Đó là lý do, trong thời gian gần đây, ông Tô Lâm hết sức nỗ lực trong công tác tổ chức nhân sự, để đưa các nhân vật thân tín của mình vào Bộ Chính trị và các vị trí lãnh đạo then chốt. Nhưng những nỗ lực vừa kể lại tạo nên hiệu ứng ngược, nó càng làm cho sự bất bình trong Đảng tăng cao.

Trong khi đó, theo một số ý kiến, thế lực chống lại Tổng Bí thư Tô Lâm trong Đảng được cho là đang có một ưu thế vượt trội, đó là sự ủng hộ của Ban lãnh đạo Bắc Kinh. Những biểu hiện thân Hoa Kỳ và phương Tây hơn là thân Trung Quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm, chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh chặn đứng, bằng cách này hay cách khác.

Đây được coi là sự chệch hướng và phản bội lại lý tưởng Cộng sản, nếu một khi ông Tô Lâm thất thế. Điều đó cho thấy, tại thời điểm hiện nay, ông Tô Lâm đang ở thế ngồi trên lưng cọp. Do đó, ông và phe cánh của ông chỉ có một lựa chọn duy nhất. Đó là – đối đầu tới cùng với bộ phận còn lại trong Đảng, với phương châm “được làm vua, thua làm giặc”.

 

Trà My – Thoibao.de