Vì sao giới trẻ phải “tị nạn giáo dục”?

Ngày 10/9, Facebooker Nguyên Tống bình luận trên trang cá nhân của mình về việc rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam phải “tị nạn giáo dục”, và không muốn quay về nước, cùng với tình trạng bò đỏ tấn công em Chu Ngọc Quang Vinh ở Yên Bái.

Tác giả cho rằng, 4 năm du học sẽ mất chừng 200 – 250 ngàn đô. Nếu về nước đi làm, mà được mức lương mơ ước của sinh viên, là mỗi tháng 1.000 đô, thì sẽ phải mất 200 tháng, tức là khoảng 15 – 16 năm không ăn uống gì, mới “hoàn vốn” được cho cha mẹ.

Tác giả nhận xét, chỉ có bọn ăn cắp được tiền, hoặc sau khi học xong được sắp xếp chỗ làm việc có thể ăn cắp đục khoét được, thì mới muốn về thôi. Hoặc là muốn ở lại nhưng vì tiếng Anh chưa đủ, không đủ ngôn ngữ để hoà nhập văn hoá, và không cạnh tranh xin việc nổi với sinh viên quốc tế, thì đành phải về thôi.

Tác giả cho rằng, cha mẹ có nghèo thì vẫn yêu thương, tổ quốc có tang thương thì cũng không thù ghét. Nhưng công việc và cuộc sống thì phải có tính toán thực tế, chứ yêu suông thì chỉ có cạp đất mà ăn, như quan chức với đại gia bất động sản mới làm được thôi. Bò đỏ hiểu chưa?

Tác giả nói thêm chút nữa là, có chú bò nào sinh ra và lớn lên ở những thành phố lớn không? Hay là đều từ tỉnh nhỏ mà bươn chải ra? Có yêu quê hương cha mẹ không mà vẫn lao ra thành phố? Phải hỏi tổ quốc, hay chính xác hơn là những người lãnh đạo đất nước, đã làm gì 50 năm qua, để thanh niên ở nông thôn thì phải nhao ra thành phố học hành mưu sinh, hoặc đi xuất khẩu lao động, chẳng ai muốn về quê cả?! Thanh niên ở thành phố thì lại phải đi “tị nạn giáo dục” ở nước ngoài, và cũng không muốn quay về?

Tác giả nhấn mạnh, đừng đổ tại chiến tranh nhé!!! Hàn, Nhật, Singapore, Malaysia, Thailand, Đài Loan… đều bị đô hộ và chiến tranh tàn phá nặng nề, họ đều có xuất phát điểm như ta, hoặc thậm chí còn kém hơn. Vậy mà, Hàn mất 20 năm sau chiến tranh để thành cường quốc. Singapore cũng chỉ cần 20 năm để từ GDP đầu người 400 – 500 đô những năm 1960, vươn lên 65,000 đô vào những năm 80. Malaysia đa sắc tộc, nhiều đạo Hồi, cũng chỉ cần 21 năm để đạt tới 22,000 đô/đầu người… Còn ta, sau 50 năm, mà tính đủ kiểu mới được vẻn vẹn 4 ngàn?!!!

Tác giả nhắc nhở, dù có não bò thì chắc cũng phải biết thế giới ra sao, hay ngẫm lại bản thân mình xem đang sống thế nào, rồi hãy rống chứ?! Phải tự hỏi vì sao người giàu, người giỏi, họ đều có tiếng nói khác mình thế chứ? Nếu không thì gọi là bò khéo còn oan cho con bò.

Tác giả đưa hình ảnh kèm theo phát ngôn của Nguyễn Thành Vinh – Á quân Đường Lên Đỉnh Olympia, rằng: “Về nước là lãng phí”.

Tác giả đề nghị bò đỏ vào đấu tố những học sinh này, bây giờ họ đã là tiến sĩ ở nước ngoài.

Tác giả cho biết, họ nhiều lắm và sẵn sàng đối đáp đấy. Những người đi học nước ngoài đã khá rồi, còn trụ lại được bằng tri thức, thì đều là người thực sự giỏi cả đấy. Nghe họ nói, họ trả lời mà học hỏi cho ấm vào thân mình, vào dân tộc mình, thì mới thực sự là yêu nước, yêu giống nòi. Chứ đi bắt nạt trẻ con chưa có khả năng chống đỡ [là em Quang Vinh], thì không đáng làm người đâu! Đất nước này được những kẻ yêu mồm mà không não, thì chỉ có ngày càng lụn bại mà thôi.

Đa số ý kiến comments bên dưới bài viết đồng tình với quan điểm của tác giả, và cho rằng, những người giỏi giang, định cư ở các nước phát triển là vẹn nhiều bề. Bản thân họ không bị lãng phí chất xám, và được hưởng thành quả tương xứng với công sức và trí tuệ của họ. Những đồng tiền họ gửi về cho gia đình chính là đóng góp vật chất cho đất nước. Trong khi, nhiều người vẫn đóng góp trí tuệ cho đất nước.

 

Xuân Hưng – thoibao.de