Tô Tổng trùm Đảng, Tô Dũng trùm kinh tài. Một tay lùa, một tay hốt?

Khi Tô Lâm đang kịch chiến với các thế lực khác, Tập đoàn Xuân Cầu của Tô Dũng bị phe quân đội cho điều tra. Tuy nhiên, điều tra chưa đến đâu thì Tô Lâm đã toàn thắng, và chiếm lấy ghế Tổng Bí thư. Thế là Tô Dũng thoát nạn, và giờ đây, Tập đoàn Xuân Cầu được xem như thế lực mới trên thương trường. Đây sẽ trở thành Tập đoàn có quyền lực nhất.

Hiện nay, Tô Lâm đã là Tổng Bí thư kiêm Bí thư Quân uỷ Trung ương. Trước đây, ông không có quyền gì trong Bộ Quốc phòng, nhưng nay đã là người có quyền cao nhất trong quân đội, về mặt Đảng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tiến trình điều tra Tập đoàn Xuân Cầu bị cho đóng băng vô thời hạn.

Dưới chế độ này, việc quan chức ngửa tay “xin tiền” doanh nghiệp, đã trở nên phổ biến. Đó là cách “ăn nhỏ”, của quan chức cấp thấp, lại dễ bị lộ, còn quan chức cấp cao thì không cần phải làm thế. Khi có quyền lực trong tay, họ dùng quyền lực để nuôi doanh nghiệp dân sau. Nhờ đó, mà tiền “lại quả” tự động rót vào túi họ. Bất kỳ ai, từ uỷ viên Trung ương trở lên đều có sân sau để kinh tài. Đảng trao cho họ bao nhiêu quyền, họ tận dụng hết ưu thế có được, để lập nên một bộ máy trục lợi từ chính sách, từ những thông tin nội bộ mà học có được, từ những ưu đãi riêng vv…

Vương Đình Huệ thì có Tập đoàn Thuận An, Tô Lâm thì có Tập đoàn Xuân Cầu, chẳng ai trong sạch. Tất cả nhem nhuốc như nhau. Sự khác biệt ở chỗ kẻ thắng người bại trên vũ đài chính trị. Thuận An bị đem ra “xẻ thịt” là do gặp vận xui, Vương Đình Huệ thua trước Tô Lâm. Giả sử, người lên Tổng Bí thư không phải là Tô Lâm, mà là Vương Đình Huệ, thì khi đó, Thuận An sẽ trở thành ông trùm của nền kinh tế Việt Nam.

Giai đoạn nguy hiểm của Tập đoàn Xuân Cầu đã qua, giờ là lúc Tập đoàn này phát triển lớn mạnh. Giới thạo tin đánh giá, Tập đoàn Xuân Cầu rất có tương lai. Có thể, họ sẽ soán ngôi những tên tuổi hiện nay, như VinGroup, VietJet, SunGroup vv…

Người đứng đầu Tập đoàn Thuận An là Nguyễn Duy Hưng, không mang họ Vương của ông Huệ. Trong khi đó, Tập đoàn Xuân Cầu do Tô Dũng – em trai ruột của Tô Lâm đứng đầu. Chỉ riêng cái họ của ông Chủ tịch Tập đoàn này, đã là thứ quyền lực khó cưỡng. Đi đến đâu, chính quyền địa phương đều phải tận tụy phục vụ đến đấy. Tô Dũng sẽ là tay “chăn voi” số một Việt Nam.

Việc dùng ngay em trai đứng ra làm chủ một doanh nghiệp sân sau, xem ra, Tô Lâm rất tự tin với quyền lực của mình. Ngay từ khi còn là Bộ trưởng Bộ Công an, ông đã không giấu giếm tung tích, ông công khai cho bàn dân thiên hạ thấy sân sau của ông. Như vậy, đến khi trở thành Tổng Bí thư, với quyền lực vô đối trong tay, còn ai có thể “dám điều tra” cái sân sau công khai này? Ngay cả phe quân đội, dù được phần còn lại của Bộ Chính trị kỳ vọng rằng, có thể cân bằng quyền lực với Tô Lâm, mà cũng phải “co vòi” trước Xuân Cầu, thì đủ thấy, sân sau của Tô Lâm an toàn đến cỡ nào?

Mọi quan chức của chế độ này, nếu có đủ quyền lực thì đều lập sân sau và cử người điều hành. Nhưng đa số đều giấu giếm, không công khai mối quan hệ với sân sau, chỉ riêng Tô Lâm là không cần giấu. Điều đó cho thấy, Tô Dũng được bảo đảm an toàn tuyệt đối trước mọi đối thủ. Bởi chỉ khi được an toàn, thì mới dám “chường mặt ra” trước dư luận như thế.

Anh làm Tổng Bí thư, em lập doanh nghiệp để tận dụng quyền lực của anh mình, mà làm kinh tài. Đây khác nào một tay lùa, một tay hốt, của gia đình họ Tô?

Tô Lâm lên Tổng Bí thư, có ý kiến lạc quan, mong ông “đổi mới”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ông vẫn là một quan tham, chỉ chăm chú dùng quyền lực để kiếm chác như bao quan khác. Còn về khả năng “đổi thể chế” là rất khó xảy ra.

 

Thái Hà – Thoibao.de