Hai thành viên đoàn tiền trạm cho chuyến thăm New Zealand của Phạm Minh Chính bị tố cáo tấn công tình dục

Vụ tấn công tình dục này liên quan đến đoàn tiền trạm của chính phủ Việt Nam đến New Zealand hồi đầu tháng 3/2024, một tuần trước khi Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức New Zealand từ ngày 10 đến ngày 11/3.
Ảnh 1: Báo chí New Zealand đưa lên những hình ảnh này khi đưa tin về vụ tấn công tình dục
Cảnh sát cho biết hai phụ nữ ở Wellington, thủ đô New Zealand, đã bị hai thành viên của đoàn tiền trạm Việt Nam tấn công t.ình d.ục một cách thô bỉ. Nhưng vì không có hiệp ước dẫn độ giữa hai nước và khi cảnh sát xác định được danh tính của họ, thì các nghi phạm này đã rời khỏi New Zealand, do đó họ không bị khởi tố.
Đoàn tiền trạm đã đến nhà hàng Saigon ở Wellington, nơi hai nữ bồi bàn trẻ tuổi làm việc, trong đó một người là Alison Cook, nữ sinh viên của trường Đại học Victoria, đã kể lại cho báo Stuff những chi tiết về đêm hôm đó, cô và một nữ đồng nghiệp bị tấn công tình dục.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, cô Cook đã kể với báo Stuff rằng sáng hôm sau cô ấy phát hiện ra một vết thương trên núm v.ú của mình. Nhưng trí nhớ của cô ấy trống rỗng: “Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi chỉ biết có điều gì đó tồi tệ đã xảy ra.”
Cô Cook đã ghép lại những ký ức vụn vỡ về đêm cô bị tấn công tình dục.
Cô ấy nhớ lại cảnh các quan chức Việt Nam “kéo chúng tôi vào lòng họ, ép chúng tôi vào tường”.
Cô gái, 19 tuổi, là một trong hai nhân viên phục vụ bị hai viên chức Việt Nam sờ mó và làm bị thương.
Cô Cook đã nhớ lại những chi tiết vụn vỡ về đêm cô bị tấn công t.ình d.ục thô bỉ tại nhà hàng nơi cô làm việc. Cô nhớ cảnh tóc mình bị kéo ra sau khi một người đàn ông đổ rượu whisky vào cổ họng cô. Có lúc một viên chức vồ lấy cô – và có lúc khác khi ngực cô bị sờ mó và núm vú bị véo.
Hai nạn nhân này sau đó đã tố cáo vụ việc với cảnh sát.
Cảnh sát đã tiến hành điều tra, xem lại các đoạn video do camera an ninh ghi được và hỏi các nhân chứng.
Cảnh sát đã từ chối đưa các đoạn phim đêm đó cho báo Stuff hoặc cô Cook (nạn nhân) – người có quyền tiếp cận những thông tin về bản thân mình theo luật riêng tư.
Kết luận điều tra là “Cảnh sát không nghi ngờ gì về việc hai phụ nữ này đã bị hai người đàn ông tấn công t.ình d.ục”, cảnh sát cho biết qua một thông cáo báo chí.
“Cảnh sát đã xác định hai nghi phạm là hai quan chức Việt Nam đến New Zealand để thực hiện công vụ”.
“Sau khi cảnh sát xác định được danh tính của những nghi phạm, họ đã rời khỏi New Zealand. Vì chúng tôi không có hiệp ước dẫn độ với Việt Nam nên chúng tôi không thể bắt đầu thủ tục dẫn độ và do đó không khởi tố và không có cáo buộc nào được đưa ra.”
Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand (MFAT) đã gửi công hàm tới đại sứ Việt Nam, tóm tắt lại những diễn biến và “bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của Cảnh sát New Zealand về hành vi này”.
MFAT khẳng định các quan chức Việt Nam (2 nghi can) của đoàn tiền trạm không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao vì quyền này chỉ áp dụng cho nhân viên ngoại giao được công nhận tại New Zealand.
Báo Stuff đã đặt một loạt câu hỏi cho Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand vào thứ Tư hôm qua ngày 11/12, nhưng không nhận được phản hồi.
Cô Cook cho biết vụ việc khiến cô vô cùng đau khổ và phải chịu đựng “một cuộc đời đầy chấn thương, đau buồn và cảm giác bất lực”.
Ảnh 2: Nhà hàng Saigon ở New Zealand, nơi xảy ra vụ tấn công tình dục
Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)
—–