Ngày 1/1/2025, ngày đầu tiên của năm mới, báo chí nhà nước loan tin “Cựu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh không bị xử lý hình sự trong vụ án tại Bộ Công thương”. Trong khi đó, cấp phó của ông Tuấn Anh thì lại bị xộ khám.
Có đến 12 bị can, hầu hết là thuộc hạ của ông Trần Tuấn Anh, bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nhưng kỳ lạ, ông Trần Tuấn Anh là người đứng đầu, lại không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Một lần nữa, ông Tô Lâm không thể vượt qua “luật ngầm” mà ông Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện. Trong suốt thời gian cầm quyền, ông Trọng chỉ xử lý hình sự một Ủy viên Bộ Chính trị – đó là ông Đinh La Thăng. Lần này, dư luận kỳ vọng, ông Tô Lâm có thể mạnh tay hơn người tiền nhiệm. Nhưng không! Ông không dám vượt qua giới hạn.
Với thông tin được công khai trên báo rằng, “Cựu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh không bị xử lý hình sự”, có nghĩa, ông Tô Lâm đã cam kết rằng, ông Trần Tuấn Anh đã an toàn trước pháp luật. Luật bất thành văn về việc uỷ viên Bộ Chính trị không bị truy tố, dường như đang được ông Tô Lâm tuân thủ, mặc dù trước đó, ông Trọng đã đột phá một lần.
Câu “Cựu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh không bị xử lý hình sự trong vụ án tại Bộ Công thương” là một cam kết, tương tự như cam kết của ông Trần Cẩm Tú, khẳng định vợ con của ông Nguyễn Xuân Phúc không liên quan đến Việt Á. Nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, 2 bên đã ngã giá rằng, chỉ cần ông Phúc rút khỏi chính trường, thì ông Trọng sẽ không động đến vợ con ông Phúc.
Đến nay, trong trường hợp của ông Phúc, sự liên quan của bà Trần Thị Nguyệt Thu với Việt Á, vẫn được chính quyền giữ kín. Tuy nhiên, trong trường hợp ông Tuấn Anh, thì tội lỗi đã bị công khai. 12 thuộc hạ dưới quyền bị truy tố, mà phe Tô Lâm lại ngang nhiên nói rằng, ông Trần Tuấn Anh không chịu trách nhiệm hình sự. Điều này là quá lộ liễu.
Thị trường tham nhũng của Việt Nam đã và đang phát triển lên tầm cao mới. Việc vòi vĩnh doanh nghiệp vài trăm triệu hay vài tỷ, cũng chỉ là “tham nhũng vặt”. Tham nhũng ở Việt Nam đã đi đến hình thức được tổ chức theo quy mô lớn. Tham nhũng chính sách giúp các sân sau lùa hàng, hốt hàng ngàn tỷ, chứ không thèm “ăn” những số tiền nhỏ nhoi. Tham nhũng quyền lực thì cho ra những kết quả còn kinh khủng hơn rất nhiều. Ngoài 2 loại tham nhũng ấy, còn loại tham nhũng theo kiểu trấn lột kẻ ăn cướp. Kẻ “ăn cướp” trong trường hợp này là những kẻ móc túi dân, theo cách này hay cách khác, còn kẻ trấn lột chính là kẻ trấn lột lại những kẻ cướp đã bị lộ. Nói đúng hơn, đấy là thương vụ mua lấy sự an toàn cho quan tham.
Tham nhũng của ông Trần Tuấn Anh và ông Nguyễn Xuân Phúc là tham nhũng chính sách, cực kỳ nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước. Ấy vậy mà, cả ông Phúc và ông Tuấn Anh đều được đảm bảo an toàn trước pháp luật, dù tội lỗi có lớn đến đâu.
Có vẻ như, ông Trần Tuấn Anh chọn đi theo con đường mà ông Nguyễn Xuân Phúc đã đi? Chấp nhận cho kẻ làm chủ trấn lột, để bản thân được an toàn. Chịu mất tiền thay vì chịu án tù.
Dư luận đang kỳ vọng ông Tô Lâm thực hiện những thay đổi lớn so với ông Trọng, đặt biệt là trong vấn đề trừng trị tham nhũng. Tuy nhiên, trường hợp ông Phúc và ông Tuấn Anh cho thấy, ông Tô Lâm vẫn muốn tiền hơn là lợi thế chính trị.
Chắc chắn, ông Tô Lâm đã có quá nhiều tiền, không rõ vì lý do gì, ông lại mê tiền còn hơn mê lợi thế chính trị?
Nếu cho ông Tuấn Anh và ông Phúc xộ khám, ông Tô Lâm sẽ gây tiếng vang rất lớn. Lúc đó, phần còn lại trong Bộ Chính trị sẽ xem ông như là một ông vua thực sự.
Hoàng Phúc – Thoibao.de