Câu chuyện của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh, thuộc đoàn Bình Định, người đã từng có một số phát biểu và đề xuất tại nghị trường Quốc hội gây tranh cãi một lần nữa lại làm nóng mạng xã hội.
Mới nhất, ngày 26/3/2025, Đại biểu Cảnh đã đề xuất cho rằng, thay vì đốt cả cọc tiền vàng mã gây ô nhiễm, thì nhà nước có thể vận động người dân đốt thẻ Visa, Master… giá trị vài tỷ đồng cho người dưới âm phủ. Theo ông Cảnh, chỉ một chiếc thẻ tín dụng “hàng mã” đó cũng tương đương vài tỷ đồng, và đốt một tờ đó là đủ tiền cho người ở dưới âm dùng.
Trên mạng xã hội đã có nhiều ý kiến về hiện tượng trong thời gian gần đây, không hiếm các Đại biểu Quốc hội Việt nam có biểu hiện tâm thần. Như, ông Hoàng Hữu Phước – Đại biểu Quốc hội khóa 13 (2011-2016) thuộc Đoàn Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ.
Tương tự như Đại biểu Cảnh, ông Nghị Phước cũng có nhiều phát ngôn và quan điểm gây tranh cãi đã khiến dư luận hoài nghi về vấn đề sức khỏe tâm thần.
Đáng chú ý, ông Nghị Phước Hoàng Hữu Phước còn từng công khai chỉ trích các Đại biểu Quốc hội khác thông qua các bài viết trên blog cá nhân. Từ đó, đã dẫn đến những tranh luận về sự phù hợp cũng như đạo đức trong hành xử của một Đại biểu Quốc hội Việt nam.
Ngay sau đó, người ta thấy Đại biểu Phước đã bất ngờ vắng mặt, trong hai kỳ họp thứ 9 và 10 của Quốc hội khóa 13, vì do lý do sức khỏe. Tuy nhiên, đến năm 2021, ông Hoàng Hữu Phước lại tiếp tục tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15, nhưng không trúng cử.
Những hành động và phát ngôn của ông Hoàng Hữu Phước trong thời gian đảm nhiệm vai trò đại biểu Quốc hội Khóa 13 đã gây nhiều tranh cãi về trách nhiệm và chuẩn mực của người đại diện cho nhân dân.
Năm 2014, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, đã phải đặt vấn đề về chất lượng ứng cử viên Đại biểu Quốc hội. Theo Đại biểu Nghĩa, cần có chứng nhận về sức khoẻ với các ứng cử viên. Với lý do, nếu để người có vấn đề về thần kinh làm Đại biểu Quốc hội sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng thảo luận về chủ đề này, theo Đại biểu Trần Du Lịch đã thẳng thắn đánh giá, “Tôi thấy tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội của chúng ta đơn giản quá, nếu cứ chung chung thế này thì một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử được”.
Theo giới thạo tin, Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước là đệ tử ruột của ông Trương Tấn Sang tức Tư Sang, nguyên Chủ tịch Nước. Cũng như, có các cáo buộc cho rằng Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh, thuộc đoàn Bình Định, là đệ tử của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – tức ông Ba Dũng.
Theo đó, tỉnh Bình Định là địa bàn chiến lược của cựu Thủ tướng Ba Dũng trước Đại hội 12, nơi Nguyễn Minh Triết con trai út của ông Ba Dũng đi lên từ công tác thanh niên. Đây cũng là nơi cát cứ của ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch BIDV), một thời từng là ông trùm Bình định và là một đệ tử ruột của ông Ba X.
Đáng chú ý, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh, có quê quán ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, và ông Cảnh đã có một hành trình chính trị thăng tiến nhanh chóng đến bất ngờ.
Ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa 13 (2011-2016) với tư cách là một ứng cử viên “tự do” không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, ông Cảnh đã gia nhập Đảng vào năm 2012 và tiếp tục tái đắc cử Đại biểu Quốc hội 2 khóa 14 và 15 (2016 cho đến nay).
Bất kể, những đánh giá của công luận luôn nghi ngờ Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh có vấn đề về sức khỏe “tâm thần”!?
Theo giới phân tích, việc giới thiệu một ứng cử viên làm Đại biểu Quốc hội ở Việt nam, phải theo quy trình khá chặt chẽ, chịu sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, những mối quan hệ cá nhân của các ứng viên thông qua nhóm lợi ích có liên quan đến các nhân sự cấp cao thì là việc hết sức đơn giản.
Như các trường hợp ông Nghị Hoàng Hữu Phước có liên quan đến ông Tư Sang, hay ông Nghị Nguyễn Văn Cảnh có liên quan đến ông Ba Dũng là những minh chứng điển hình.
Và một khi, cho đến nay, Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn là đệ của ông Nguyễn Tấn Dũng thì Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh sẽ vẫn “trơ gan cùng nguyệt quế”. Chúng ta hãy chờ xem.
Trà My – Thoibao.de