Truyền thông nhà nước đưa tin, bà Phan Lương Cầm, phu nhân của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt vừa qua đời ở tuổi 82 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều câu hỏi, vì sao truyền thông nhà nước đưa tin, và điều đó liệu có liên quan đến việc cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được ông Võ Văn Kiệt chọn lựa và nâng đỡ đưa lên đỉnh cao của quyền lực hay không?
Trong đó, có những vấn đề đụng đến những khía cạnh nhạy cảm của hệ thống chính trị tại Việt Nam đang bị dấu kín. Theo giới thạo tin, đã từ lâu, đã tồn tại nhận định cho rằng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người đã nâng đỡ ông Nguyễn Tấn Dũng, và giúp ông Ba Dũng lên làm Thủ tướng sau khi ông Phan Văn Khải rút lui.
Đây, là mối quan hệ giữa thường được nhìn nhận như một mối quan hệ mang tính chuyển giao quyền lực có “định hướng” từ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt nam.
Việc đưa tin về bà Phan Lương Cầm, phu nhân của ông Kiệt qua đời đây có thể được hiểu là một động thái chính trị nhằm nhắc lại vai trò của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Liên quan đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một vấn đề nhạy cảm, liên quan đến cựu Chủ tịch Nước Võ Văn Thưởng, người sinh năm 1970 tại tỉnh Hải Dương. Nhưng, ông Thưởng có quê gốc là xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long – trùng với quê của ông Võ Văn Kiệt.
Ông Võ Văn Thưởng là một trong số ít lãnh đạo cấp cao của Việt Nam hiện nay có gốc miền Nam, nhưng sinh ra tại miền Bắc. Đây là điều dễ hiểu, vì thời kỳ chiến tranh, nhiều cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, mang theo cả gia đình hoặc lập gia đình mới tại Miền Bắc.
Giả thuyết, ông Võ Văn Kiệt là cha đẻ của ông Võ Văn Thưởng được đánh giá là điều hoàn toàn có căn cứ. Không chỉ là vấn đề về họ tên và quê quán. Cả 2 cùng có họ Võ, đệm là Văn cùng quê Mang Thít, Vĩnh Long, đây là điểm đã khiến công luận nghi ngờ có quan hệ huyết thống.
Hơn nữa, về thời điểm sinh ông Võ Văn Thưởng sinh năm 1970, khi đó ông Võ Văn Kiệt 46 tuổi. Giai đoạn này, ông Kiệt đang là lãnh đạo cao cấp của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, có nhiều hoạt động bí mật và đi lại giữa 2 miền Nam – Bắc.
Vào thời điểm đó, từng có rất nhiều cán bộ miền Nam có con sinh ra trên đất Bắc. Tuy nhiên, không có tài liệu chính thức nào xác nhận mối quan hệ cha – con của ông Võ Văn Kiệt và ông Võ Văn Thưởng.
Dù rằng, trong đám tang của ông Võ Văn Kiệt vào năm năm 2008, ông Võ Văn Thưởng cũng có mặt, nhưng không ở vai trò “con ruột” thể hiện trong Danh sách tang quyến được chính thức công bố.
Hơn nữa, việc ông Võ Văn Thưởng được thăng tiến rất nhanh, được xem là người kế thừa trong hệ thống “hạt giống Đỏ” của đảng. Nhiều suy đoán cho rằng, việc có liên hệ huyết thống với ông Kiệt có thể là một lợi thế chính trị ngầm, dù điều đó không bao giờ được công khai.
Được biết, theo giới thạo tin, sau khi ông Võ Văn Kiệt qua đời, thì bà Phan Lương Cầm vẫn ở tại căn biệt thự số 14, đường Tú Xương, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh cùng một người giúp việc cho đến lúc qua đời.
Trong cuộc đời của bà Cầm lúc về làm vợ cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt thì có một câu chuyện đã khiến ông Kiệt và bà Cầm đã “bằng mặt, nhưng không bằng lòng”.
Đó là, trong một lần tranh luận giữa 2 người do có vấn đề bất đồng về quan điểm, bà Cầm đã chót buột miệng câu, “các ông toàn người ở trong rừng ra, nên mới nghĩ như thế”. Đây là điều đã khiến ông Võ Văn Kiệt giận tái mặt, và 2 người từ đó đã không nói chuyện với nhau trong suốt một thời gian dài.
Đây chính là lý do vì sao, trong thời gian cuối đời ông Kiệt không ở chung với bà Cầm mà về sống chung với con gái Võ Hiếu Dân cho đến lúc qua đời. Thậm chí vì quan hệ không thuận nên lúc ông Kiệt đổ bệnh phải chuyển sang Singapore chữa bệnh, nhưng cô Võ Hiếu Dân cũng không báo cho bà Cầm được biết.
Liên quan đến những đồn đoán về việc bà Cầm có khối tài sản khổng lồ lên đến hàng chục triệu USD. Theo các nguồn tin khả tín, tổng tài sản của bà Cầm có tổng giá trị không đến 1 triệu USD, tài sản chỉ bao gồm vài ba căn nhà ở vùng ven Sài Gòn đang cho thuê và căn biệt thự số 14, đường Tú Xương, Quận 3 mà thôi.
Trà My – Thoibao.de