Dịch Cúm Vũ Hán: Cả thế giới đổ xô kiện Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=AiRf9_afFXA

Các công ty sản xuất trang bị bảo hộ hàng đầu của Mỹ nói với Tòa Bạch Ốc là Trung Quốc cấm họ xuất khẩu các sản phẩm mà họ sản xuất từ Trung Quốc giữa lúc đại dịch Cúm Vũ Hán đang lên cao và Bắc Kinh đang dồn thị trường đồ bảo hộ trên thế giới vào chân tường, theo tờ New York Post.
Hiện nay, chính quyền ông Trump đang cân nhắc kiện Trung Quốc về những hành động bị cáo buộc này, một luật sư của Tổng thống được Fox News dẫn lời hôm 5/4.  

Trong luật hình sự, so sánh việc này với các mức độ giết người,” bà Jenna Ellis, một cố vấn pháp lý cao cấp của chiến dịch tái tranh cử của ông Trump, nói.
Người ta đang chết dần chết mòn. Khi bạn có những hành động cố ý, có dự mưu giết người không gớm tay, như kiểu Trung Quốc hiện nay, thì đây được xem như là giết người cấp độ 1.”
Bà Ellis nói các biện pháp lựa chọn đang được cứu xét bao gồm kiện trước Tòa Nhân quyền Châu Âu hay làm việc “qua Liên Hiệp Quốc.”
Giám đốc điều hành của công ty 3M và Honeywell nói với các giới chức Mỹ là chính phủ Trung Quốc bắt đầu chặn việc xuất khẩu khẩu trang N95, máy thở, giày, găng tay và những sản phẩm khác do các công xưởng của họ tại Trung Quốc sản xuất, theo lời một giới chức cao cấp Tòa Bạch Ốc.
Trung Quốc trả tiền cho các nhà sản xuất theo giá bán sĩ tiêu chuẩn, nhưng cấm bán các sản phẩm thiết yếu cho bất cứ ai, viên chức này nói.
Trong khi đó, dữ liệu trên mạng cho thấy Trung Quốc nhập 2,46 tỉ đơn vị “các chất liệu phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh” trong thời gian từ 24/1 cho đến 29/2, viên chức Tòa Bạch Ốc cho hay.

Các trang bị này, trị giá gần 1,2 tỉ đô la gồm hơn 2 tỉ khẩu trang và hơn 25 triệu chất liệu để may quần áo bảo hộ đến từ các nước trong Liên hiệp Châu Âu, cũng như Úc, Brazil và Campuchia.

Ảnh: Tổng thống Donald Trump hôm 7-4 tuyên bố sẽ xem xét lại số tiền tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới khi được Mỹ tài trợ rất nhiều tiền nhưng lại có xu hướng thiên về Trung Quốc   

Dữ liệu của Hải quan Trung Quốc chứng tỏ nỗ lực dồn thị trường thế giới về các mặt hàng bảo hộ bằng cách tăng cường mua một số lượng lớn các mặt hàng này—trong khi Trung Quốc, nước sản xuất trang bị bảo hộ lớn nhất thế giới, đã hạn chế xuất khẩu, giới chức này nói.
Tuần qua, ông Trump áp dụng Luật Sản xuất Quốc phòng để ra lệnh cho công ty 3M có trụ sở tại St. Paul, Minesota ưu tiên sản xuất khẩu trang N95 cho Cơ quan Quản trị Khẩn cấp Liên bang FEMA.
Ông Michael Wessell, thành viên sáng lập của Ủy ban Duyệt xét Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, xác nhận tình hình này và nói việc Trung Quốc dùng mánh khóe đã khiến cho các bệnh viện Mỹ “thiếu hụt trang bị bảo hộ trầm trọng để chống lại khủng hoảng.”
Ông Wessell nói “một số hành động của Trung Quốc có lẽ bất hợp pháp, nhưng mang sự kiện này ra trước pháp luật giữa lúc chúng ta đang trong cơn hủng hoảng thì không giúp ích gì nhiều cho các bệnh nhân đang dùng máy thở trong bệnh viện.”
Ông Christian Whiton, cựu cố vấn cao cấp về ngoại giao và thương mại của Tổng thống George W. Bush và chính quyền ông Trump, mô tả việc Trung Quốc kiểm soát trang bị bảo hộ là “một cuộc chiến tranh chính trị.”

Trong một tuyên bố, công ty Honeywell nói: “Đối với phần lớn quý 1, Trung Quốc gánh chịu hậu quả cấp thời nhất của cuộc khủng hoảng dịch Cúm Vũ Hán, do đó tất cả khẩu trang từ các cơ sở được sử dụng vào tiêu thụ địa phương.

Ảnh: hôm 30/3 các xe tải đông lạnh được dùng làm nhà xác tạm thời bên ngoài một Bệnh viện ở Manhattan. Ngày 8-4 Mỹ ghi nhận thêm gần 2.000 ca tử vong chỉ trong một ngày

Ngày 5/4, công ty 3M không trả lời yêu cầu bình luận, nhưng trong một tuyên bố tuần trước, công ty cho biết đã được Trung Quốc cho phép xuất khẩu 10 triệu mặt nạ N95 do họ sản xuất tại Trung Quốc.
Ông Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của ông Trump và là người hướng dẫn chương trình “Phòng Chiến tranh: Đại dịch,” nói thái độ của Trung Quốc tương tự như “tai họa Chernobyl”.
Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Washington D.C không trả lời yêu cầu bình luận của báo giới Hoa kỳ.
Hôm 5/4 , tờ New York Post đã đưa tin, các nhà sản xuất thiết bị an toàn y tế hàng đầu của Hoa Kỳ nói với Nhà Trắng rằng Trung Quốc cấm họ xuất khẩu sản phẩm từ nước này khi đại dịch Cúm Vũ Hán đang diễn ra , bởi vì lúc đó Trung Quốc đang cố gắng chiếm lĩnh thị trường về các mặt hàng thiết bị bảo hộ cá nhân này.
Còn nhớ vào tháng 1 năm 2020, khi Trung Quốc còn đang oằn mình trong đại dịch Cúm Vũ Hán, số người chết tăng vọt mỗi ngày, nhiều thành phố lớn đóng cửa, không khí tang tóc bao trùm khắp nơi. Mỹ và châu Âu lập tức gửi hổ trợ hàng trăm ngàn khẩu trang, hàng trăm triệu USD và trang thiết bị cho Trung Quốc.

Viện nghiên cứu Henry Jackson Society ở Anh cho rằng các nước G7 có thể kiện Trung Quốc, đòi bồi thường ít nhất 6.500 tỷ USD do để virus Cúm Vũ Hán lây lan.

Nếu Trung Quốc cung cấp thông tin chính xác trong giai đoạn đầu, dịch bệnh đã không rời khỏi nước này“, Viện Henry Jackson Society (HJS) có trụ sở tại London, Anh, viết trong báo cáo “Bồi thường virus Cúm Vũ Hán?” được công bố hôm nay.
Tài liệu cho rằng Trung Quốc đã vi phạm 10 điều luật, trong đó có Quy định Sức khỏe Quốc tế (IHR) vốn được siết chặt sau đại dịch SARS năm 2003. HJS khẳng định nỗ lực che giấu bệnh dịch của Bắc Kinh đã khiến virus Cúm Vũ Hán lan khắp thế giới, khiến hơn 1,3 triệu người nhiễm, hơn 74.000 người chết và làm thiệt hại hàng nghìn tỷ USD. Mỹ và châu Âu hiện là điểm nóng khi số ca nhiễm và tử vong tăng nhanh, chưa xác định được đỉnh dịch.
Tổ chức này cho rằng Trung Quốc cần bồi thường tối thiểu 6.500 tỷ USD, tương đương số tiền các quốc gia G7 đang bỏ ra để đối phó dịch bệnh và cứu trợ nền kinh tế do người dân phải ở nhà, còn các ngành công nghiệp bị đình trệ.
Các quy định Sức khỏe Quốc tế (IHR) yêu cầu các nước phải theo dõi và chia sẻ thông tin về khả năng truyền nhiễm và mức độ nghiêm trọng của những mầm bệnh có khả năng lây lan giữa các nước. Viện Henry Jackson Society cáo buộc Trung Quốc đã hành động ngược lại khi che giấu thông tin và trừng phạt những người tìm cách công bố dữ liệu.

Tờ SCMP ở Hong Kong cho biết gần 200 ca nhiễm nCoV đã được ghi nhận trước ngày 27/12/2019, nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ thông báo về dịch bệnh cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau đó 4 ngày và khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy nó lây từ người sang người.

Những người thổi còi như bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị cảnh cáo vì đăng thông tin về dịch bệnh. Nhiều người cho rằng virus Cúm Vũ Hán đã lây giữa người với người từ trước thời điểm trên“, JHS cho hay, cần thiết phải kêu gọi thành lập liên minh khởi kiện vì Bắc Kinh “thường phản ứng hung hăng với các mối đe dọa trên trường quốc tế“.
Biện pháp này sẽ đòi hỏi sự can đảm và đoàn kết toàn cầu. Chính quyền Vũ Hán và Hồ Bắc đã vi phạm Quy định Sức khỏe Quốc tế (IHR) trong giai đoạn đầu dịch, trách nhiệm phải thuộc về cấp lãnh đạo cao nhất. Rõ ràng là cách đối phó dịch Cúm Vũ Hán của chính quyền Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế“, báo cáo có đoạn.
Khởi kiện do tranh cãi xung quanh Quy định Sức khỏe Quốc tế IHR là hành động chưa từng có tiền lệ, nhưng Viện Henry Jackson Society (JHS) cho rằng đã có những khuôn khổ trong WHO cho phép thực hiện điều này. Viện nghiên cứu Anh cũng đề xuất phương án đưa sự việc ra Tòa Trọng tài Thường trực, Tổ chức Thương mại Thế giới hoặc viện dẫn các quy định trong thỏa thuận đầu tư, thậm chí là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.

Vào ngày 6/4, cựu công tố viên của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Klayman nói rằng ông đã đệ đơn kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tại thành phố The Hague, Hà Lan vào tuần trước và đã nhận được thông báo của tòa vào cùng ngày. Ông cáo buộc chính phủ và quân đội ĐCSTQ vi phạm các công ước quốc tế, sản xuất vũ khí sinh học và phạm tội phản nhân loại, tạo ra virus Cúm Vũ Hán gây nguy hiểm cho người dân Trung Quốc và thế giới.

Ông Klayman nói: “Tôi đang liên lạc với các luật sư trên toàn thế giới. Cho dù đó là Argentina, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Algeria, v.v., tôi đều có thể liên hệ. Người dân trên thế giới đang thức tỉnh. Họ sẽ không tha thứ cho những gì ĐCSTQ đã làm. Đó không phải nói về người dân Trung Quốc, mà là chính quyền ĐCSTQ tàn ác. Họ dường như muốn hủy diệt cả thế giới“.
Vào ngày 4/4, Hội đồng Luật sư Quốc tế Ấn Độ và Hiệp hội Luật sư Ấn Độ đã đệ đơn kiện lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, cáo buộc ĐCSTQ gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tâm lý cho người dân trên thế giới, cũng như gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội. Theo Apple Daily, việc phong tỏa đã gây ra thiệt hại mỗi ngày cho Ấn Độ lên tới 4,64 tỷ USD.
Vào ngày 5/4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Brazil, ông Weintraub đã tweet: “ĐCSTQ có kế hoạch thống trị thế giới”, Trung Quốc là nguồn gốc của đại dịch virus Cúm Vũ Hán toàn cầu. Trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên vào ngày 6/4, ông Weintraub nói rằng các nhà sản xuất Trung Quốc đã lợi dụng đại dịch để kiếm lợi nhuận khổng lồ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Brazil cho biết, không rõ lý do nào mà ĐCSTQ đã từ chối các đơn đặt hàng từ Brazil, đặc biệt là các đơn đặt hàng mua máy thở. Năm 2018-2019, trong thương chiến Mỹ Trung, Brazil đã cứu Trung Quốc và trở thành bên mua đậu tương lớn nhất của Trung Quốc, bây giờ, Brazil trong nguy cấp, nhưng ĐCSTQ lại không cứu.

Trong thảm họa tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II do ĐCSTQ tạo ra, người Trung Quốc là nạn nhân, và người dân của các quốc gia và khu vực khác cũng là nạn nhân. Sẽ có một lượng lớn người tử vong, những tổn thương về tinh thần và tổn thất về kinh tế là rất khó ước tính.
Bây giờ, khi cả thế giới đang tập trung vào việc ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, và các yêu cầu bồi thường mới chỉ khởi động. Một khi dịch bệnh ổn định, thế giới tự do với Hoa Kỳ đứng đầu chắc chắn sẽ ‘thanh toán’ đầy đủ với ĐCSTQ.

Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)