TQ “giăng bẫy”, lập huyện – quản lý Hoàng Sa, Trường Sa của Việt nam

https://www.youtube.com/watch?v=DgMQKVhRv4I

Trung Quốc đang có nhiều toan tính quyết đoán trên Biển Đông và các nước trong khu vực, quốc tế, trong đó có Việt Nam, Asean và Hoa Kỳ cần có phản ứng ‘cứng rắn, mạnh mẽ hơn’, theo một số ý kiến quan sát chính trị, an ninh Biển Đông từ Việt Nam.

Từ Khoa Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Hoàng Việt cập nhật với BBC News tiếng Việt hôm 17/4/2020 về động thái của Trung Quốc ở vùng biển khu vực:

Theo thông tin cập nhật, cho đến nay, nhóm tàu của Trung Quốc vẫn đang ở khu vực giữa Indonesia, Malaysia và Brunei.”

Ảnh: Nhật báo Malaysia Mặt trời – (Malaysia Sun) hôm 18/4 đã đăng bài với tựa đề “Tàu khảo sát Trung quốc đang ở trên vùng biển của chúng ta” và cảnh báo mạnh mẽ về sự hiện diện của tàu khảo sát địa chất Hải dương 8 của Trung quốc di chuyển ngay sát vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, đồng thời vẽ ra hành trình của tàu này trên biển Đông

Từ lúc đầu, Việt Nam vẫn có lo ngại là Trung Quốc sẽ xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn thể hiện điều đó mà tàu vẫn đang đi vào trong khu vực của Malaysia, Indonesia và Brunei tại đó.

Chúng ta vẫn chưa biết được là Trung Quốc sẽ có ý đồ gì, nhưng cá nhân tôi cũng như một số người vẫn cho rằng là Trung Quốc có rất nhiều cách tính toán mà đa phần các quốc gia khác không thể biết chính xác được là Trung Quốc sẽ làm gì.

Cho nên chúng ta phải theo dõi tiếp, bởi vì Trung Quốc sẽ sử dụng lối hoặc là dương đông, kích tây, hoặc là xâm phạm vùng biển của bất cứ một quốc gia nào trong khu vực này, bốn quốc gia vừa nói tới, trong đó có cả Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Brunei.”

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) bình luận:

Từ bốn ngày hôm nay, tàu Hải Dương Địa chất số 8 chạy từ Trung Quốc chạy vào vùng biển của Việt Nam, sau đó chạy tuốt xuống dưới và bây giờ nó đang ở vùng biển giáp ranh giữa Malaysia và Indonesia.

Tàu này là tàu năm 2019 đã dành 70 ngày để quấy đảo ở vùng thềm lục địa của Việt Nam, lần này chúng ta chưa biết được mục tiêu cụ thể của nó là gì.

Nhưng nhìn như thế này cũng thấy rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục để khẳng định chủ quyền hoặc quyền tài phán của họ trên Biển Đông dựa trên nền tảng họ công bố về đường lưỡi bò.”

Ảnh: Chiếc Tàu Hải Dương Địa Chất 8 hoạt động suốt 4 tháng năm ngoái ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Trả lời câu hỏi của khán giả gửi cho BBC đặt vấn đề rằng trong khi Mỹ và thế giới đang bận xoay xở trước dịch bệnh Cúm Vũ hán, thì Việt Nam cần làm gì, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói:

Bây giờ chờ xem họ làm gì thôi, bởi vì họ chưa có động tĩnh gì lắm, nhưng tất cả các nước trong khu vực này, từ Malaysia, từ Indonesia, từ Việt Nam đều có những chuẩn bị rất là kỹ để mà ứng phó với các hành xử và các kế hoạch từ phía Trung Quốc họ xây dựng nên và họ thực hiện.

Chúng ta hiểu rằng Việt Nam đang chuẩn bị kỹ để không để xảy ra một điều gì bất ngờ cả và từ phía Việt Nam, chúng tôi tin rằng họ luôn luôn chủ động.”

Nếu các thông tin về di chuyển và động thái của nhóm tàu Trung Quốc xuất hiện ở Biển Đông là có căn cứ, để sự việc liên quan tới nhiều quốc gia trong khu vực Asean cùng một lúc như thế có là quá tham vọng không, ông Hoàng Việt bình luận:

Trung Quốc đã làm rồi, chúng ta đã thấy năm 2019, khi đoàn tàu của Trung Quốc đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì ngay trong đoàn tàu của Trung Quốc cũng có những chiếc tàu xâm phạm tới Malaysia và tới Philippines.

Cuối năm 2019, đầu năm 2020, đoàn tàu của Trung Quốc lại vào tiếp Indonesia và gây một sự căng thẳng cho khu vực.

Về vấn đề Asean, trong giai đoạn Việt Nam đang làm chủ tịch luân phiên, có thể làm gì, nhà nghiên cứu Hoàng Việt nói tiếp:

Thực ra Việt Nam cũng có nhiều tham vọng trong nhiệm kỳ làm chủ tịch luân phiên của Asean, trong đó Việt Nam cũng muốn đẩy mạnh vai trò, bản lĩnh của mình, cũng như là đang đẩy mạnh quá trình tìm kiếm bản COC hay Bộ tư cách ứng xử trên Biển Đông.

Tuy nhiên cái khó là ngay trong dịch Cúm Vũ hán này, việc hạn chế gặp gỡ của các bên cũng làm giảm đi rất nhiều vai trò của Việt Nam trong việc làm chủ tịch, và liệu có sự đồng ý của các quốc gia khác trong khối này hay không.”

Chính vì vậy, Việt Nam phải thể hiện được bản lĩnh và vai trò của mình trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, thế nhưng một vấn đề thứ hai là thách thức đoàn kết trong khối rất lớn, nên vấn đề vẫn còn đang rất khó khăn.” TS Hà Hoàng Hợp nhận xét.

Trung Quốc được cho là đồng thời có hàng loạt hành động khác ở khu vực trong đó có tiến hành tập trận trên Biển Đông, tăng cường hiện diện ở Biển Hoa Đông gần Nhật Bản hay ở khu vực eo biển Đài Loan.

Trước câu hỏi liệu đây có phải là một phép thử phản ứng của Trung Quốc hay không, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói:

Cái đó chắc chắn là có, bởi vì là họ tập trận ở Biển Đông là họ đưa ra thông điệp mạnh về mặt năng lực quân sự, về mặt quốc phòng đối với các nước có tranh chấp ở Biển Đông này.  

Nhưng đồng thời họ cũng có cảnh báo lớn và trực tiếp đối với Đài Loan và cả với Nhật Bản ở biển Hoa Đông nữa, cái này thì ai cũng thấy.”  

Trước câu hỏi quốc tế và khu vực có thể và cần có ứng phó ra sao trước thực tế và các động thái như trên có liên quan tới các bước đi và hoạt động, cũng như quyết tâm của Trung Quốc ở trên khu vực, ông Hoàng Việt nói:

Trước mắt, với việc đoàn tàu của Trung Quốc, thực sự là không chỉ Việt Nam theo dõi sát hành trình này, mà kể cả các tàu của Malaysia, những tàu của hải quân và cảnh sát biển Malaysia, cũng đã đi giám sát ngay hành trình này và tôi nghĩ Indonesia cũng tương tự như vậy.  

Nếu Trung Quốc có các hành động xâm phạm an ninh, chủ quyền của các quốc gia này ở trong khu vực, thì các quốc gia cần trước hết phải có sự mạnh mẽ và đoàn kết giữa các quốc gia thuộc Asean.”

Vậy các quốc gia có thể có những động thái cụ thể nào, ông Hoàng Việt nói:” Asean cần phải có những phản ứng cứng rắn và mạnh mẽ hơn. Hoa Kỳ, ngoài những tuyên bố mạnh mẽ, cũng cần phải có những hành động cứng rắn hơn.

Cụ thể, chẳng hạn, thứ nhất đối với các quốc gia Asean, trước mắt các nước Asean phải ngăn chặn bằng được, không để cho các đoàn tàu xâm phạm vùng biển của mỗi nước mình.

Nếu Trung Quốc đặt được những giàn khoan, hay đặt được một thăm dò gì đó trong khu vực thềm lục địa hoặc vùng đặc quyền kinh tế của bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào, thì đều nguy hiểm cho tất cả các quốc gia Đông Nam Á đó.

Nhưng mà không mắc vào cái bẫy mà Trung Quốc đang giăng ra tức là để dẫn đến việc xung đột bằng quân sự.

Thứ hai, phía Hoa Kỳ, ngoài những tuyên bố mạnh mẽ ra, Hoa Kỳ cũng phải gửi những thông điệp mạnh hơn, trong đó có việc tăng cường các hoạt động tuần tra hoặc là đưa ra những động thái có tính chất thông điệp sẵn sàng có những phản ứng cứng rắn, thì lúc đó tình hình sẽ khác.”

Mỹ hôm 18-4 kêu gọi Trung Quốc dừng “hành động bắt nạt” ở biển Đông và bày tỏ lo ngại về những động thái khiêu khích của nước này đối với các hoạt động khai thác dầu khí trên biển.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng sau khi xuất hiện thông tin nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khai thác dầu West Capella của Công ty dầu khí Petronas (Malaysia) hoạt động ở biển Đông.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay: “Mỹ lo ngại về những thông tin cho thấy Trung Quốc lặp lại hành động khiêu khích nhắm vào hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi của các nước khác. Trong trường hợp này, Trung Quốc nên ngừng hành vi bắt nạt và tránh thực hiện hành động khiêu khích cũng như gây bất ổn“.

Bao biện cho những hành động trên, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đang tiến hành các hoạt động bình thường và cáo buộc các quan chức Mỹ bôi nhọ Bắc Kinh.

Theo dữ liệu của Marine Traffic, trang web chuyên theo dõi tàu thuyền, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vẫn ở trong EEZ của Malaysia hôm 18-4.

Một nguồn tin an ninh Malaysia cho biết tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 có thời điểm được hơn 10 tàu Trung Quốc hộ tống, gồm các tàu hải cảnh và tàu của lực lượng dân quân.

Hôm 17/4/2020 Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu bang giao quốc tế từ Đại học George Mason bình luận về động thái mới này của Trung Quốc như sau:

Theo chỗ tôi biết thì đến chiều ngày 15/4/2020, tầu thăm dò địa chất Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc còn lởn vởn gần vùng bãi cạn Luconia của Malaysia hơn là bãi Tư Chính, và vào thời điểm đó có 3 tầu của Việt Nam theo dõi.

Nên nhớ gần đây Malaysia đã ủng hộ Việt Nam trong việc tầu Trung Quốc đâm tầu đánh cá viêt Nam hôm 3 tháng Tư, bằng cách trách Trung Quốc hành động nhỏ nhen để “bảo vệ cá và quyền lịch sử tưởng tượng” trong khi ” Cúm Vũ hán mới là mối đe dọa thật sự đang đòi hỏi sự đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau” để đối phó.

Chiến thuật của Trung Quốc là mềm nắn, rắn buông và lợi dụng thời cơ. Viêc quốc tế và các nước lân cận đang lúng túng đối phó dịch Cúm Vũ hán trong khi mối đe dọa dịch cúm giảm đi ở Trung Quốc, cùng môt lúc với sự kiện tầu sân bay của Mỹ bi tê liệt vì Cúm Vũ hán và việc cách chức vụng về, vội vã vị tư lệnh hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt gây bất mãn trong hải quân Mỹ đã tạo ra cơ hội ấy.

Gần đây cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ nối nhau ra tuyên bố quan ngại sâu sắc hay lên án đích danh hành vi Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam ở vùng biển khu vực.

Đó là tín hiệu mới phản ảnh một sự đồng thuận ở Mỹ về một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc từ áp lực của quân đội, các chiến lược gia và Quốc hội Mỹ, cùng với mâu thuẫn kinh tế – thương mại giữa hai nước được đẩy mạnh lên nhân cơ hội dich Cúm Vũ hán.” Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét.

Ảnh: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm Việt Nam hôm 12.11.2017, sau Hội nghị cấp cao APEC

Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc không thay đổi, nhưng việc thực hiên mục tiêu đó tùy thuộc vào sự tính toán về thời cơ của Trung Quốc. Thời cơ này tùy thuộc những biến chuyển nhất thời, như đại dịch Cúm Vũ hán, và sự thay đổi trong cán cân lực lượng.

Các nước nhỏ trong khu vực phải nương theo chiều gió để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của mình.

Nếu vì những lý do này, thế của Mỹ xuống thì thế của Trung Quốc sẽ lên, và áp lưc của Trung Quốc đối với các nước nhỏ trong khu vực sẽ gia tăng. Đó là mối lo của các nước này.

Nói chung và trong trường kỳ, dài hạn, thế giới phải đối phó với “thách thức Trung Quốc” và sự thay đổi đang xảy ra trong trật tư thế giới (world order), ai lên ai xuống, bắt nguồn từ sự cạnh tranh chiến lươc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, đại nạn cúm cũng làm suy yếu vị thế của Mỹ, không những về kinh tế mà còn về khả năng lãnh đạo hướng đến việc tạo ra một trật tự thế giới phản ánh giá trị nhân bản Tây phương. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Mỹ đứng ra lãnh đạo và đoàn kết khối được gọi là “Thế giới Tự do” xây dựng lại nền kinh tế và xã hội đổ nát ở Âu Châu, chống bành trướng cộng sản. Mỹ có lợi nhưng cũng phải hy sinh nhiều.

Cán cân lực luợng và trật tự thế giới đang thay đổi và đang cần sư lãnh đạo và phối hợp của Mỹ để giải quyết các mối quan tâm chung, như biến đổi khí hậu, phục hồi kinh tế và các thách thức của Trung Quốc. Thiếu sự lãnh đạo và phối hợp này, thế giới sẽ chia ra nhiều khối để đoàn kết, tự bảo vệ, và thích ứng thách thức của Trung Quốc.

Đó là mối lo của những nuớc không muốn sống dưới môt trật tự thế giới mới do Trung Quốc lãnh đạo mà tiếng Anh gọi là Chinese World Order.” Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra kết luận.

Trung Quốc đã không ngần ngại vứt bỏ thẳng tay thứ “tình hữu nghị viễn vông” bằng hành động vào tháng 4.2020 đã cho thành lập 2 huyện quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường của Việt Nam.

Vậy thì ông Tổn bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đảng và Chính phủ ở Hà Nội chỉ còn cách khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và liên minh với Mỹ cùng các quốc gia dân chủ, tự do trên thế giới để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Nếu không làm được điều này, thì Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ trở thành tội đồ của dân tộc, để lại vết nhơ đen tối nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước khi bỏ rơi lãnh thổ của cha ông để lại vào tay nhà cầm quyền bành trướng Bắc Kinh.

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)

https://www.youtube.com/watch?v=pZlfhjtYESk
Mỹ vừa đi khỏi –Trung quốc liền “tiến vào” Việt nam