Đảng thừa nhận: Quá độ lên CNXH ‘chưa rõ bao lâu’

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=HPgYiqyoT7s

Ông Phùng Hữu Phú, phó chủ tịch “Hội Đồng Lý Luận Trung Ương” của đảng CSVN, vừa được các báo nhà nước dẫn lời, nói “lộ trình phát triển thời kỳ quá độ (lên chủ nghĩa xã hội) là vấn đề rất vướng, chưa rõ, lâu nay chưa làm được, và cần tiếp tục nghiên cứu.”

Về câu nói của ông Phùng Hữu Phú, trên facebook cá nhân có 310 ngàn người theo dõi nhà báo Truong Huy San viết một câu hỏi rằng: “Tại sao có những con đường “chưa được nghiên cứu tường minh” mà các ông vẫn bắt dân tộc này đi.”

Câu hỏi thú vị của nhà báo Trương Huy San đã nhận được 5.400 lượt thích, trên 200 lượt chia sẻ và gần 500 lời bình luận.

Minh Nguyen: Giả vờ có đường để biện minh cho độc tài mà thôi.

Minh Đặng :Để gìn giữ sự độc quyền, sự ổn định trong nghèo khó?

Cường Quốc Quá độ tiến lên CNXH sao giống Lên tàu Cát Linh Hà Đông ghê …

Hoang Hugo: Vì lợi ích nhóm của nó quá lớn! Con đường vào túi bọn nó quan trọng hơn.. bỏ mặc triệu dân lầm than

Nguyễn Phú: Theo tôi Anh có thể nhầm …Họ biết rõ con đường đó giúp họ có nhiều bổng lộc, nắm giữ quyền lực lâu hơn có thể.!

Namviep Nguyen: Thì chúng ta là những con Cừu …à mà không chúng ta là lũ Chuột Bạch !

Minh Hoang: Kể cả đâm vào tường, vào bụi rậm, xuống vực vào hố phân vẫn đi.

Hai Nguyễn: Nếu các ông mà nghiên cứu tường minh thì đã vứt vào sọt rác và chọn con đường khác từ 20 năm trước rồi.

Long Ha Van: Có vẻ đoạn đường trước mặt như đường đi của người khiếm thị, vừa đi vừa quơ gậy dò đường và cũng không nhìn thấy gì phía trước .

Lê Hưng: Vì những con đường tường minh khác thì những thằng ngu và lười chỉ ăn cám thôi, còn con đường này thì những thằng ngu và lười sẽ có biệt phủ, con cái du học, và gia đình họ hàng nhà chúng mới vinh thân phì gia được.

Toản Nguyễn: con đường sáng văn minh thì chúng sợ bị đào thải, phải đi con đường u mê thì mới có chỗ cho bọn chúng đào khoét.

Thanh Nguyen Huu: Con đường thì rõ như ban ngày. Nhưng trong thiên đường mù này, người lãnh đạo Cộng sản toàn người mù. Nên phải dò dẫm từng mũi gậy để dò bước đi..

Huy Nguyen: Đường nào đi mà bảo vệ được Đảng và tiền đầy túi là đi. Vì đây là bản chất của cộng sản. Còn dân đen chết sống mặc bay.

Hoang Tran: Vì con đường ấy mặc sức hút máu và ăn thịt nhân dân mà ko bị kháng cự.

Mainhung Vo: Hội đồng LL toàn những cái đầu già nua cũ kỹ giáo điều mà các ông nghe theo rồi giam hãm cả dân tộc này đến chết.

Ngô Chí Nhân: Các ông biết chắc là không có đường nhưng các ông lừa dân để các ông lợi dụng, đưa cột đèn của các ông đi hướng khác…

Ảnh 1: Ông Phùng Hữu Phú, phó chủ tịch “Hội Đồng Lý Luận Trung Ương” phát biểu

Theo báo Thanh Niên, ông Phú nói như vậy tại hội nghị báo cáo viên trung ương vào sáng 10 Tháng Sáu “về những điểm mới trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.”

Cũng trong bài phát biểu, ông Phùng Hữu Phú lại “nổ” là Việt Nam thành “nước phát triển định hướng XHCN” vào giữa thế kỷ 21.

Dường như càng gần đến Đại Hội 13, giới chức lãnh đạo Đảng CSVN càng tranh thủ “nổ” về tiền đồ đất nước, với những “lời có cánh” về sự phát triển vượt bậc… “trong vài thập kỷ tới” – mốc thời gian mà khó ai có thể chờ đợi để kiểm chứng.

Vẫn theo lời ông Phú, “Đây là đổi mới về nhận thức vì trước đây ta đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn lần này mục tiêu là nước phát triển.”

Hội Đồng Lý Luận Trung Ương là cơ quan tham mưu cho đảng CSVN về “các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội, cũng định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại Hội 13,” dự trù diễn ra vào Tháng Giêng, 2021.

Ông Phú được ghi nhận đã ngồi ghế phó chủ tịch cơ quan nêu trên được hơn chín năm, trước đó là ghế phó ban Tuyên Giáo và phó bí thư Thành Ủy Hà Nội.

Có vẻ như ông Phú “nổ” rất mạnh miệng nhưng không hiểu mình đang nói gì nên sau đó ông này cắt nghĩa khá mơ hồ: “Một nước công nghiệp hiện đại và phát triển có mối quan hệ với nhau nhưng không phải là một. Trong quá trình soạn thảo văn kiện, có người phản biện nếu là nước phát triển thì trình độ phát triển rất cao, lúc đó ta không còn là ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ nữa mà thực chất đã bước vào thời kỳ xã hội chủ nghĩa.”

Hồi Tháng Ba, ông Phùng Hữu Phú bị nhà báo Trần Ngọc Kha, cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết tố cáo trên trang cá nhân về chuyện ông Phú thuộc diện F1 do tiếp xúc với ông Nguyễn Quang Thuấn, bệnh nhân thứ 21 nhiễm COVID-19, nhưng lại được chính quyền thành phố Hà Nội ưu đãi cho “tự cách ly tại nhà riêng”.

Ảnh 2: Bằng câu nói ‘Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam’ – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang khiến mạng xã hội ‘dậy sóng’ vì sự ngây ngô thiếu hiểu biết của ông

Cũng về đề tài tiến lên chủ nghĩa xã hội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng thú nhận suy nghĩ của ông khiến cho nhiều người sửng sốt.

“… Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” – đó là tâm trạng đầy “trăn trở” của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trong một phiên họp tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII hồi tháng 10 năm 2013.

Câu nói đó phơi bày một sự thật là các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam chẳng có lấy một kế hoạch nào cho đất nước này cả. Thay vì thế, người ta hy vọng là đến một lúc nào đó, rốt cuộc, Việt Nam cũng có thể đạt được mục tiêu mà họ mong muốn.

Lời phán như vậy của Tổng bí thư VN Nguyễn Phú Trọng khiến blog Tễu không còn cách nào khác đành phải thốt lên lời than rằng:“Ối giời ơi! Bác Trọng làm em nản quá! Thế thì đời em không có may mắn được trông thấy thiên đường xã hội chủ nghĩa rồi! …Thôi! Không mơ tới được thiên đường, thì chúng em cứ sống với cái địa ngục này vậy!”

Blogger Nguyễn Tường Thụy “tâm sự” tiếp với “bác Tổng”, rằng “Không thể nói hết được lúc đó em hoang mang thế nào đâu”.

Thế rồi đột nhiên hôm nay, bác lại phán … xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Lúc còn trẻ, cứ xem khí thế hồi ấy, em nghĩ nước ta, cực nhọc lắm thì cũng chỉ hết thế kỷ hai mươi là có chủ nghĩa cộng sản rồi.

Vậy mà sang thế kỷ 21 đã hơn một thập kỷ, bác lại “dọa” đến hết thế kỷ này vẫn chưa chắc có chủ nghĩa xã hội (chứ đừng mơ gì đến chủ nghĩa cộng sản) thì em không biết tin vào ai nữa. Điều đó có nghĩa là đời bác và em, đến đời con và đời cháu chúng ta cũng chưa thấy chủ nghĩa xã hội đâu.” Blogger Nguyễn Tường Thụy nói.

Ảnh 3: biếm họa về một người mù giống Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang dẫn cả đoàn người đi theo trên con đường đến xã hội chủ nghĩa

Khi còn sinh tiền, Giáo sư Đặng Phong, một chuyên gia kinh tế chính trị thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân đã lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này.

Ông giải thích tại sao giới lãnh đạo Việt Nam vẫn khư khư “ôm lấy” chủ nghĩa xã hội:

Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử…”

Đại tá Phạm Xuân Phương, từng công tác nhiều năm trong Cục Chính trị của Quân đội Nhân dân VN, giải thích tại sao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn khẳng định Việt Nam không thay đổi mục tiêu “tiến lên chủ nghĩa xã hội” mặc dù nhìn nhận con đường XHCN “còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hòan thiện ở VN hay chưa”:

Cơ bản ông ấy không đủ khả năng để ông ấy hiểu, nhưng bên cạnh ấy, nó cũng là quyền lợi. Ông ta ngu dốt lại hưởng tất cả mọi quyền lợi thì việc gì mà thay đổi trong khi ông ta lại đang làm vua ở xứ sở này. Những cái đó nó quan hệ với nhau, tạo ra những mối ràng buộc. Và cứ như thế mà ông ta hót. Trí thức Việt Nam, kể cả những người bảo hoàng nhất, cũng không thể nào nghe và chấp nhận việc ổng nói nữa.”

Theo blogger JB Nguyễn Hữu Vinh thì “Sau mấy chục năm khẳng định con đường quá độ đi lên Chủ Nghĩa xã hội mà ‘đảng và bác’ đã chọn hộ dân tộc Việt Nam là con đường hiện thực, duy nhất đúng đắn, dần dần các lãnh đạo cộng sản mới thừa nhận sự u mê và hão huyền mơ hồ khi đặt niềm tin vào đó.

Ảnh 4: Ngôi nhà của gia đình ông L.V.K. ở thôn Hạnh Phúc, xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) được xây dựng khang trang, kiên cố tiền tỉ nhưng gia đình ông thuộc diện hộ cận nghèo để nhận tiền cứu trợ Covid-19, trong khi đó rất nhiều hộ thật sự nghèo, đói ăn nhà tranh vách đất vẫn chưa hề biết đến tiền cứu trợ ra sao – đó là một trong những nghịch lý của CNXH Việt nam

Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh còn mơ hồ theo kiểu ‘năm ăn năm thua’ rằng: ‘Chủ nghĩa xã hội sẽ dần dần sáng tỏ’. Còn mới đây Tổng bí thư Đảng Cộng sản ngao ngán thổ lộ: ‘Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa’. Nghĩa là, cứ đi hết thế kỷ này theo con đường quá độ và yên chí là chưa có cái Chủ nghĩa xã hội, còn khi đến đó, nó là cái gì thì sẽ biết. Nếu là quả núi thì leo lên ngồi, nhỡ không may là hố sâu, thì cả dân tộc cứ xuống đó mà lặn”!

Qua bài “Người cộng sản mất phương hướng”, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh nhận xét rằng đúng 100 năm sau khi Lênin viết “Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác”, thì Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ còn là mớ kinh sách vẫn được dùng để “tụng niệm” tại một vài nước ở châu Á khi các môn đệ lâm vào tình trạng “rã rời, buồn ngủ, mơ màng” với những “bữa tiệc linh đình và tìm cách hưởng thụ những món tư bản khổng lồ cướp được nhờ địa vị thống trị của mình, dưới cái nhãn mác cách mạng và ô che của cái Học thuyết Mác-Lênin ‘vĩ đại’ dành cho giai cấp vô sản kia”.

Nhưng, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh lưu ý, thực tế lâu nay cho thấy những điều Lênin đã viết kia, đã ca tụng và lăng xê, chỉ là những “món bánh vẽ và là sản phẩm của những sự hoang tưởng dưới sự kiểm chứng của lịch sử”. Và dù họ có phần nào thành công trong một giai đoạn lịch sử, “ru ngủ” được cả chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu người, nhưng họ đã “thất bại trong một quá trình lịch sử, cái lý thuyết huyễn hoặc đó đã nhanh chóng bộc lộ những vô lý và tự hủy”. Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nhấn mạnh rằng sự thất bại của Chủ Nghĩa Cộng sản không chỉ ở chỗ thực hành, mà ngay cả phần lý thuyết cũng đã được thực tế chứng minh là hão huyền và ảo tưởng. Liên quan VN, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh nêu lên câu hỏi:

Việt Nam là một trong ba địa chỉ hiếm hoi còn lại trên thế giới đang tiếp tục bám víu vào thứ hỗn mang này. Hai phần ba thế kỷ bám trụ, đi theo, sáng tạo, kiên định… đủ cả mọi ngôn từ và tốn máu xương hàng triệu người, từng phần lãnh thổ đất nước thì thực tế xã hội hôm nay đã chứng minh được điều gì ?

Qua thư gởi cho người học trò cũ tên Chí Linh, thầy Trần Thành Nam lưu ý “Tư duy về lòng biết ơn XHCN”:

Thầy không biết XHCN là gì trên thực tế, và hình như chưa ai biết, người ta chỉ vẽ nó ra rất đẹp trên lý thuyết và muốn xây dựng nó. Nhưng những nước tưởng như gần có nó rồi, thì sụp đổ hàng loạt – vì thực tế cái người ta nhân danh nó – XHCN- mà hành động lại rất tồi tệ, xấu xa, sai lạc… Có lẽ vì nó – XHCN – sai, nó phản lại bản chất con người chăng ? Tóm lại, đơn giản là thầy không thể dạy các em đặt lòng biết ơn vào cái gì không tồn tại…

Ảnh 5: biếm họa về phát biểu về con đường tiến lên CNXH của các đời tổng bí thư: Hồ Chí Minh nói: tiến nhanh tiến mạnh, Đỗ Mười nói: tiến chậm mà vững chắc, Nông Đức Mạnh nói: cứ từ từ mà tiến, đến Nguyễn Phú Trọng mới thừa nhận rằng: Trăm năm nữa biết có tới chưa?!

Trong khi người ta chưa biết CNXH, CNCS hình thù ra sao, không biết “đến hết thế kỷ này có CNXH hòan thiện ở VN hay chưa”, thì thực tế hiện giờ cho thấy đảng và nhà nước ra sức duy trì thực trạng độc quyền tòan trị, mà cụ thể là, GS Jonathan London thuộc Đại học TP Hong Kong cảnh báo, “Quốc Hội VN sắp phê duyệt một bản Hiến pháp ‘sửa đổi’ mà không có một sự thay đổi cơ bản nào”.

Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn nhận xét:

Như chúng ta biết là với sự kết thúc Hội nghị Trung ương 8 khóa 11, và thông qua hội nghị này, thì đảng CS tiếp tục chỉ đạo Quốc Hội, vì ngày hôm nay, điều 4 Hiến pháp còn tồn tại thì đảng CS vẫn đang đứng trên đầu Quốc Hội.

Hơn nữa, thực chất, Quốc Hội cũng chỉ là một tổ chức thuộc đảng mà thôi. Vì trong Quốc Hội thì các ủy viên Bộ chính trị rồi tất cả những chức quan trọng của đảng đều nằm ở trong Quốc Hội.

Nên mặc dù mang tiếng là Quốc Hội của dân, phục vụ dân, nhưng họ vẫn chịu sự quản lý của đảng. Mọi sự chi phối của đảng CS đều tác động đến Quốc Hội.

Vì vậy mà qua Hội nghị Trung ương 8, chúng ta thấy rằng đảng đã chỉ đạo trong việc sửa đổi Hiến pháp mà dường như vẫn giữ nguyên những cái cơ bản của bản Hiến pháp cũ, nhất là vẫn giữ nguyên Điều 4, rồi luật đất đai sở hữu tòan dân rồi việc quân đội trung thành với đảng .v.v…

Nói đến tình trạng “đảng CS vẫn đang đứng trên đầu Quốc Hội” như lời MS Nguyên Trung Tôn, công luận hẳn chưa quên lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi nói chuyện với cử tri ở 2 quận Tây Hồ và Hòan Kiếm tại Hà Nội hôm 28 tháng 9, khẳng định rằng “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”. Lời tuyên bố đó khiến Đại tá Phạm Đình Trọng, cựu đảng viên CS, phản ứng:

Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được”.

Ảnh 6: con đường sắt Cát linh Hà Đông uốn lượn giữa lòng thủ đô Hà nội là một thảm họa kinh tế, chưa biết bao giờ hoàn thành trong khi các quan chức xét duyệt dự án này đã ung dung nghỉ hưu- được nhiều Facebook dung làm hình ảnh so sánh với kiểu ném đá dò đường đi lên CNXH của quan chức Đảng CSVN

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> “Cột điện ở Mỹ” muốn về, người Việt “sống chết” đòi ra đi

>>> “Mầm non đất nước” ăn cơm nguội với ve sầu – ưu việt XHCN

>>> Kinh tế thị trường dành cho Đảng – định hướng XHCN nhường cho dân

Kinh tế thị trường dành cho Đảng – định hướng XHCN nhường cho dân