Trung Quốc: từ ‘bạn vàng’ trở thành “lang sói”

https://www.youtube.com/watch?v=858qhjt-6TE
Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=858qhjt-6TE

Trước khi nhậm chức thủ tướng Vương quốc Anh vào tháng 07 năm ngoái, ông Boris Johnson còn khẳng định rằng chính phủ của ông sẽ rất “thân Trung Quốc” và “rất nhiệt tình với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”. Thế nhưng, những gì diễn ra một năm sau đó hoàn toàn đi ngược lại với lời hứa hẹn của tân Thủ tướng Anh. Quan hệ Anh – Trung đang giai đoạn không hề êm ả đến mức tư lệnh lực lượng vũ trang Anh ngày 30/09 mới đây đã công khai xác định rằng Trung Quốc – cùng với Nga – là những mối đe dọa hàng đầu.

Phát biểu tại trung tâm tham vấn Policy Exchange ở Luân Đôn, tướng Nick Carter đã lên tiếng cảnh báo rằng Trung Quốc và Nga đang sử dụng các cuộc tấn công mạng, các chiến dịch thông tin sai lệch và những biện pháp giám sát hàng loạt để tiến hành cả một cuộc “chiến tranh chính trị” ở phương Tây, với mục tiêu “phá vỡ sức mạnh ý chí” của đối phương mà không để cho tình hình leo thang thành xung đột chính thức.

Người đứng đầu lực lượng vũ trang Vương Quốc Anh đã phác họa chiến lược mới cho quân đội Anh để chống lại các mối đe dọa đến từ những quốc gia mà ông gọi là “đối thủ độc tài – authoritarian rivals”.

Về Trung Quốc, lãnh đạo quân đội Vương quốc Anh đã nhấn mạnh đến chủ trương thao túng các thể chế và luật pháp quốc tế, sử dụng công nghệ để đạt các mục tiêu chiến lược quân sự nhưng được ngụy trang dưới vỏ bọc liên doanh dân sự.

Theo tướng Nick Carter, thủ đoạn này của Trung Quốc, mà ngày nay thường được gọi là “chiến tranh luật pháp – lawfare” trong lĩnh vực an ninh, bắt nguồn từ học thuyết “Siêu Hạn Chiến” – hay chiến tranh không giới hạn – mà Quân đội Trung Quốc đề ra vào cuối những năm 1990 và sau đó tiếp tục được hoàn thiện.

Ảnh: Tư lệnh lực lượng vũ trang Anh, tướng Nick Carter phát biểu tại trung tâm tham vấn Policy Exchange ở Luân Đôn hôm 30/09/2020

Tướng Carter cho rằng các chiến thuật của Trung Quốc đã “đi trước sự chuyển biến của luật pháp quốc tế để cho các hành động của họ khỏi bị coi là hành vi gây chiến theo định nghĩa hiện hành của luật pháp quốc tế”.

Theo ông: “Các văn kiện có thẩm quyền của Giải phóng quân nhân dân (Trung Quốc) đã lập luận rằng ranh giới không rõ ràng giữa hòa bình và chiến tranh mở ra cho quân đội cơ hội đạt được mục đích, ngụy trang các hoạt động (chiến tranh) của họ dưới vỏ bọc dân sự, tức là vỏ hòa bình.”

Lời tố cáo Trung Quốc “sử dụng công nghệ để đạt các mục tiêu chiến lược quân sự nhưng được ngụy trang dưới vỏ bọc liên doanh dân sự” mà tư lệnh Quân đội Anh đưa ra như đã được minh họa bằng kết luận của một cuộc điều tra của Hạ viện Anh, xác định có “bằng chứng rõ ràng về sự thông đồng” giữa Huawei và Nhà nước Trung Quốc.

Trong bản báo cáo điều tra về An ninh mạng 5G công bố ngày 08/10/2020, Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện Anh đã khẳng định rằng tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei – luôn tự nhận mình là doanh nghiệp tư nhân – thực ra đã cấu kết với guồng máy của Nhà nước Cộng sản. Ủy ban cho biết đã có “bằng chứng rõ ràng” về vấn đề này nhưng không đi vào chi tiết.

Bản báo cáo trích dẫn một nhà đầu tư tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc “đã tài trợ khoảng 75 tỷ đô la cho Huawei trong ba năm qua” giúp cho hãng này bán được phần cứng của mình với “giá thấp đến mức nực cười”.

Điều này càng làm nổi bật tuyên bố của một nhà nghiên cứu, cáo buộc rằng Huawei đã “tham gia vào nhiều hoạt động tình báo, bảo mật và sở hữu trí tuệ”, điều mà tập đoàn này đã liên tục phủ nhận.

Ủy ban kết luận: “Rõ ràng là Huawei có liên hệ chặt chẽ với Nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc, bất chấp những tuyên bố trái ngược của họ. Thực tế đó được chứng minh bằng mô hình sở hữu của tập đoàn và các khoản trợ cấp mà Huawei đã nhận được.”

Trên cơ sở kết luận đó, Hạ viện Anh khuyến cáo chính quyền là phải cho loại bỏ toàn bộ thiết bị của Huawei vào năm 2025, sớm hơn thời hạn dự kiến là 2027

Ảnh chụp màn hình thông tin về báo cáo điều tra về An ninh mạng 5G công bố ngày 08/10/2020 do Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện Anh thực hiện trên trang web của Hạ viện Anh

Trước đó, ngày 14/07/2020, Chính phủ Anh loan báo loại Huawei ra khỏi mạng lưới 5G vì lý do an ninh.

Bộ trưởng Văn hóa và Kỹ thuật số Oliver Dowden ra trước Nghị viện loan báo là chính phủ sẽ cấm lắp đặt các thiết bị mới của Huawei trong mạng lưới viễn thông kể từ năm tới. Ông nói thêm là các nhà cung cấp điện thoại di động từ nay cho đến năm 2027 còn phải loại tất cả các thiết bị đang sử dụng của tập đoàn Trung Quốc ra khỏi hệ thống 5G.

Hồi tháng Giêng, chính phủ Anh đã cho phép Huawei xây dựng đến 35% cơ sở hạ tầng không mang tính chiến lược, để triển khai mạng 5G mới tại Anh quốc. Nhưng các biện pháp trừng phạt do Mỹ áp đặt lên tập đoàn Trung Quốc vào tháng 05 đã khiến Anh đành phải tỏ ra cứng rắn hơn.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải chịu áp lực từ cả trong nội bộ chính trường Anh và cả từ đồng minh truyền thống – Hoa Kỳ. Nhiều nghị sĩ đảng bảo thủ của đương kim thủ trường đã phản đối quyết định bật đèn xanh cho Huawei, vì theo họ điều này sẽ có hại cho an ninh quốc gia. Họ còn nêu bật sai lầm địa chính trị khi đứng về phía Trung Quốc và đối đầu với đồng minh Mỹ. Còn về phía Mỹ, Washington đã cảnh cáo Luân Đôn là việc trao đổi thông tin tình báo giữa 2 nước có thể bị ảnh hưởng nếu Luân Đôn tiếp tục sử dụng sản phẩm và dịch vụ Huawei. Bên cạnh đó, các phái viên Mỹ còn liên tục phát đi tín hiệu là hồ sơ Huawei có thể đè nặng lên các cuộc thảo luận về một hiệp định tự do mậu dịch Anh – Mỹ, rất cần thiết đối với Luân Đôn sau khi đã rời bỏ Liên minh châu Âu.

Quyết định miễn cưỡng loại Huawei khỏi mạng lưới 5G này sẽ khiến chính quyền Anh hao tốn trên 2 tỉ euro và làm cho việc triển khai mạng 5G bị trễ mất từ 2 đến 5 năm. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến một trong những lời hứa tranh cử quan trọng của thủ tướng Johnson là bảo đảm cải thiện đáng kể mạng lưới viễn thông Anh.

Còn đối với Huawei, đây là một thất bại lớn, một dấu hiệu cho thấy là tập đoàn Trung Quốc không còn được hoan nghênh ở phương Tây.

Người đứng đầu lực lượng vũ trang Vương quốc Anh đã phác họa chiến lược mới cho quân đội nước này trong bối cảnh Trung Quốc đang phối đối mặt với hàng loạt cáo buộc.

Ảnh: Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Bắc Kinh, ngày 28/01/2020

Trước hết là vai trò của Trung Quốc trong việc để xẩy ra đại dịch Covid-19. Trong vấn đề này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với vị Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus được Trung Quốc hậu thuẫn, đã bị cho là đã cố tình làm ngơ trước những cáo buộc theo đó Bắc Kinh đã che giấu sự bùng phát của virus corona vào lúc đầu và không cung cấp thông tin về loại virus này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố “chấm dứt” quan hệ của Mỹ với WHO vì không quy trách nhiệm cho Bắc Kinh về đại dịch, trong khi đó thì các quốc gia thành viên của WHO đã bỏ phiếu cho mở một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch.

Tướng Carter nhận định: “Cuộc khủng hoảng Covid đã nêu bật những thách thức phức tạp và biến hóa nhanh chóng mà các nhà nghiên cứu, xã hội dân sự và tất nhiên là giới hoạch định chính sách đang gặp phải trước các cách dùng tuyên truyền, sử dụng dữ liệu một cách sai lệch, thông tin thất thiệt và gây ảnh hưởng chiến lược. Và các đối thủ độc tài của chúng ta đã sử dụng những kỹ thuật này một cách hiệu quả nhất.”

Trung Quốc cũng bị buộc tội cố tình gieo rắc “sự lệ thuộc vào nợ” thông qua “Sáng kiến Vành đai và Con đường” ở các nước đang phát triển và sau đó chiếm lấy các vùng lãnh thổ chiến lược, chẳng hạn như cảng Hambantota ở Sri Lanka, khi các con nợ không thể trả được các khoản vay.

Trong khi đó, Quân đội Trung Quốc đã đụng độ với quân đội Ấn Độ ở vùng biên giới trên bộ giữa hai nước, cho tập trận gần Đài Loan, đối đầu với một số quốc gia láng giềng.

Đặc biệt, thời gian gần đây Trung Quốc đã đàn áp một cách khốc liệt các quyền công dân ở Hồng Kông, thuộc địa cũ của Anh, sau khi giành quyền kiểm soát lãnh thổ này.

Ảnh: Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và đồng nhiệm Anh Quốc Dominic Raab, trước cuộc hội đàm tại Hà Nội, ngày 30/09/2020

Chính phủ Anh tuy đã cố gắng răn đe Trung Quốc không nên áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông, nhưng các áp lực này rõ ràng không đạt được kết quả. Trước sự “vi phạm trắng trợn và trầm trọng Tuyên bố chung Anh-Trung”, chính phủ Luân Đôn hứa hẹn “không tránh né trách nhiệm lịch sử và bảo vệ nhân dân Hồng Kông”. Luân Đôn đã thực hiện lời hứa là mở rộng cửa cho cư dân cựu thuộc địa có có quy chế công dân Anh hải ngoại.

Khoảng 350.000 người Hồng Kông sở hữu hộ chiếu loại này và 3 triệu người khác cũng có thể xin được tấm hộ chiếu để có thể đến Anh học tập hay làm việc trong 5 năm, thay vì chỉ 6 tháng như hiện nay. Một năm sau khi có được quy chế mới, họ có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Anh mà không bị khống chế bởi hạn ngạch.

Vương quốc Anh đã đưa ra những thông điệp rất rõ ràng và hành động thực sự có ý nghĩa đối với hồ sơ Hồng Kông.

Không dừng lại đó, Anh quốc cũng ngày càng tỏ rõ lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông.

Hồi giữa tháng 09 mới đây, Vương quốc Anh cùng 2 quốc gia châu Âu khác là Pháp và Đức đã đệ trình một công hàm chung gửi Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách rộng khắp của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong chuyến công du Việt Nam vào cuối tháng 09 của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, Hà Nội và Luân Đôn đã nhất trí tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên và đã công bố một bản Tuyên Bố Chung trong đó vấn đề Biển Đông đã được nêu rõ. Hai nước đều bày tỏ thái độ “quan ngại sâu sắc” về các diễn biến gần đây và nhất là đều nhấn mạnh đến vai trò tối thượng của Công Ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Theo Asia Times, tại Anh Quốc, ngày càng có nhiều người kêu gọi Luân Đôn phải triển khai các chiến hạm đến Biển Đông và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển này. Có tin là Thủ tướng Boris Johnson đang xem xét khả năng điều hàng không mẫu hạm mới HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông để biểu dương lực lượng, cũng như yểm trợ cho đồng minh truyền thống Hoa Kỳ.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Hội nghị trung ương 13: Ghế “ngon” đã có chủ – Dân chỉ biết đứng nhìn

>>> Người Việt lệch pha với thế giới về quan niệm chính trị?

>>> Lối thoát cho Đảng Cộng Sản Việt Nam: Tạ lỗi trước nhân dân và vứt bỏ CN Marx-Lenin

https://www.youtube.com/watch?v=OapX6HIjcf0
Du học rồi ở lại bất hợp pháp – Sinh viên từ VN bị Mỹ cho vào “sổ đen”

 


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT



Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT