Học sinh tát cô giáo – Đảng viên mua bằng giả

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=s-fNcc2wwiE

Clip một học sinh trung học tát cô giáo vì bị thu điện thoại đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội những ngày qua và làm dấy lên nhiều chủ đề tranh luận. Hành vi tiêu cực của học sinh trong clip chỉ là một trong nhiều vụ việc mà học sinh thậm chí là cả phụ huynh học sinh xúc phạm, lăng nhục thậm chí là hành hung giáo viên diễn ra trong nhiều năm trở lại đây. Thực trạng này khiến ta phải nhìn lại về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục thế hệ tương lai của đất nước trong thời đại hiện nay.

Ngày 17/02, không biết là vô tình hay cố ý, đúng vào ngày kỷ niệm 42 năm ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt – Trung, một clip dài khoảng 15 giây thu lại hình ảnh phản ứng của nam học sinh có hành động tát vào mặt cô giáo xuất hiện trên mạng xã hội và được lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Trong clip, một nam sinh đòi giáo viên trả lại điện thoại, đồng thời chửi tục. Sau khi không được đáp ứng, em này từ chỗ ngồi tiến lên bục giảng, tự lấy điện thoại trên bàn giáo viên và tát cô giáo trong sự sửng sốt của các bạn học cùng lớp.

Do sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng mà ngày 18/02, đại diện của Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết Bộ Giáo dục – Đào tạo và Bộ Công an phối hợp trong việc xác minh tính xác thực của video clip nam học sinh tát vào mặt cô giáo trong lớp học.

Sau đó, truyền thông trong nước loan tin clip học sinh tát cô giáo lan truyền trên mạng mấy ngày qua là sự việc có thật, xảy ra ở một cơ sở giáo dục thuộc quận Ba Đình (Hà Nội).

Xác minh của cơ quan chức năng cho biết sự việc gây sốc trên xảy ra vào tháng 05/2020 trong một tiết học toán.

Ảnh chụp từ clip nam học sinh tát cô giáo

Học sinh trong clip học lớp 8. Cô giáo đã báo cáo lãnh đạo nhà trường. Cơ sở giáo dục này thành lập hội đồng kỷ luật xem xét sự việc và đề xuất cho lãnh đạo cơ sở giáo dục ra quyết định kỷ luật đuổi học 1 năm đối với học sinh vi phạm.

Đồng thời yêu cầu học sinh quay clip đưa lên mạng xóa clip. Học sinh này hiện cũng đã tự bỏ học.

Sự việc xảy ra trong tình huống giáo viên thu tai nghe của học sinh. Em này đã không bình tĩnh, đi lên đòi lại và tát cô giáo.

Việc này tưởng đã khép lại nhưng bất ngờ lại được đưa lên mạng từ một Facebook có tên Trần Tiger.

Sự việc một lần nữa đặt ra một câu hỏi lớn về vai trò giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội tại Việt Nam hiện nay.

Trước hết, gia đình có vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

Tài khoản facebook Đông Kinh bình luận: “Trong bộ ba giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội thì gia đình là yếu tố cơ bản, kiên quyết nhất. Nó làm nên một con người ham học hỏi, có ý chí phấn đấu nhưng dường như ngày nay nhiều ông bố bà mẹ “trăm sự” nhờ thầy cô còn bố mẹ chẳng được cái sự nào chăng. Ngẫm rằng nếu bố mẹ không dạy được con để nó tát cô giáo của mình (như bố mẹ thứ hai) thì rồi đây, ra đời, xã hội sẽ trả lại nam sinh bằng những cái tát đau đớn hơn. Mong rằng, nhiều ông bố bà mẹ nhìn được cảnh này sẽ thay đổi cách dạy con của mình.”

Trên cơ sở quan điểm này, Facebooker Nguyễn Quang Vinh viết: “Gia đình đang dạy dỗ các cháu thế nào? Khoán trắng cho nhà trường ư? Bố mẹ đã thành bạn của con khi ở nhà chưa hay chỉ ra lệnh, quát mắng, “mày tao”, bàn cả việc chạy trường, chạy điểm xơi xơi trước mặt con? Phòng riêng của con là góc yên tĩnh học hành, nghỉ ngơi, thư giãn hay là “pháo đài”? Sở thích của con cái là thuận theo tự thân hay bị áp đặt, bị đầu độc bởi toan tính thực dụng của bố mẹ? Hành vi lời ăn, tiếng nói, tâm tư của con cái có được gia đình lắng nghe? Những manh nha về thói quen, sở thích, đòi hỏi có được bố mẹ chăm chú dõi theo để “phòng bệnh”? Bố mẹ có nhận ra con mình đang muốn thành “thủ lĩnh” hoặc đang bị yếm thế, thua thiệt, cô đơn…để kịp đồng hành chia sẻ?”

Ảnh: Tranh cổ động của Ban Tuyên giáo minh họa vai trò giáo dục con trẻ của gia đình là vô cùng quan trọng

Xét về yếu tố thứ hai là nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung, đây là chủ đề nhận được nhiều tranh luận nhất bởi những vấn đề nhức nhối trong ngành giáo dục đã tồn tại từ lâu và chưa được giải quyết thấu đáo.

Facebooker Võ Xuân Sơn viết:

Nhiều ý kiến cho rằng cháu học sinh đó là mất dạy. Đúng vậy. Nhưng tại sao một học sinh sống dưới mái ấm gia đình, được dạy dỗ dưới mái trường XHCN, mà lại là một kẻ mất dạy? Nếu chỉ kết tội cháu đó là mất dạy thì có thỏa đáng hay không? Có cần phải xem, tại sao mà một cháu bé được hưởng mọi sự dạy dỗ lại trở thành mất dạy?

Hay là nền giáo dục của chúng ta đã trở nên mất dạy? Người ta hay dùng từ trơ trẽn, vô liêm sỉ… để nói về một số quan chức, đặc biệt là cả các quan chức giáo dục. Thầy hiếp dâm trò, thầy lấy trò ra để phục vụ tình dục cho các quan chức, cô giáo thì được điều đi phục vụ cho các quan chức nhậu, thầy nâng điểm cho con các quan chức… Điều đó là trơ trẽn, vô liêm sỉ, hay là mất dạy?

Còn hơn thế, người đứng đầu ngành giáo dục còn bao che cho việc điều các cô giáo đi phục vụ quan chức nhậu nhẹt, còn bảo đảm là kì thi không có khuất tất gì trong khi sửa nâng điểm diễn ra trên diện rộng, và mức độ thì thật là kinh khủng. Đó là bỉ ổi, đê tiện, hay mất dạy?

Xem ra, nhiều quan chức cấp cao, bao gồm cả những kẻ nắm giữ trọng trách trong ngành giáo dục này, còn mất dạy hơn cả cậu học trò mất dạy kia. Vậy thì làm sao mà cái nền giáo dục được những kẻ mất dạy điều khiển, lại không sản sinh ra một học sinh mất dạy được?”

Facebooker Nguyễn Quang Vinh cũng thừa nhận những yếu kém của ngành giáo dục như sau:

Ngành giáo dục vốn đang mang trên mình rất nhiều thương tích vì các ” trận đánh” ” dự án” đổi mới và cải cách không trên khoa học giáo dục mà trên sự hợm hĩnh, trên cơn điên cuồng bệnh thành tích, có cả ham muốn gây “dấu ấn” cá nhân từng nhiệm kỳ bộ trưởng, cả sự lúng túng và bất lực được che giấu bằng hàng loạt ” thay đổi” nhằm để chứng tỏ ta là số 1, cả sự quay cuồng trong bộ máy quản lý ngành “thích đủ thứ”: Thành tích, dấu ấn, tiền bạc dự án… Hố bùn không được tỉnh táo nạo vét “chống lầy” đúng cách mà lại tạo ra thêm những vá víu lầy lội, bị dẫn dắt bởi những “hội đồng tư vấn” cơ hội, vũ khí bằng cấp, danh hão chà đạp những chuyên gia thật, làm giáo dục nước nhà luôn trong tình trạng bị khuấy động, ngả nghiêng, chính sách a dua, quản lý chữa cháy, mầm cơ hội nảy nở, xã hội rẻ rúng, lo sợ và bất bình.”

Ảnh: Nhà trường là nhân tố quan trọng trong giáo dục con người

Nhà báo Bạch Hoàn thì không đồng tình với quyết định kỷ luật của nhà trường dành cho học sinh trong clip nói trên.

Nhà báo này viết:

Những đứa trẻ sốc nổi không tạo ra nền giáo dục, mà nền giáo dục đã nhào nặn ra chúng. Lũ trẻ không biến xã hội này trở nên mục ruỗng mà chính xã hội này đã làm tâm hồn non nớt của chúng bị chai lì, nhem nhuốc…

Một đứa trẻ cần được giáo dục lại về lòng nhân, về lễ nghĩa, về sự tôn trọng phụ nữ, tôn trọng con người, về nguyên tắc cư xử, về sự sai trái trong cách thức phản kháng và bạo lực… thì chính nhà trường lại chọn hình thực kỉ luật là đuổi học một năm.

Thực chất, đó là ném trả về xã hội.

Trong khi đó, hơn bất cứ học sinh bình thường nào khác, lẽ ra việc giáo dục cậu học trò ấy cần phải thực hiện tích cực, đặc biệt từ cả nhà trường và gia đình.

Một người đang cần được giáo dục lại bị nền giáo dục từ chối giáo dục.”

Facebooker Thái Hạo thì phân tích ba đứt gãy trong giáo dục Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất là đứt gãy trong mối quan hệ thầy – trò, do thầy mất dần đi tính chính danh, năng lực yếu, cả trong chuyên môn và lối ứng xử văn hóa; tính vụ lợi trong làm giáo dục (tìm cách dạy thêm bằng nhiều hình thức để thu tiền). Nó dẫn tới sự thiếu tôn trọng từ phía trò, sự thiếu tận tụy từ phía thầy; những luân lý dần hao mòn, dần làm thành bức tranh hoen ố, lan mỗi lúc 1 rộng, một sâu hơn trong mối quan hệ này.

Thứ hai là đứt gãy trong mối quan hệ nhà trường – phụ huynh. Phụ huynh mất dần niềm tin, lòng tôn trọng với nhà giáo giảm dần, sự ráo hoảnh mỗi lúc một hiện rõ do cả 2 đã theo đuổi những mục đích không giống nhau: phụ huynh vì sự tiến bộ của con, nhà trường vì thành tích; trường vụ lợi bằng cách lạm thu lách luật gây nên sự bất bình và “bất kính”; dần hình thành 2 “chiến tuyến” giữa cha mẹ và nhà trường. Một bên cảnh giác, nghi kị, đề phòng; một bên bề trên, kẻ cả và thiếu trung thực. Học sinh là nạn nhân trong cuộc đụng độ này, tổn thất chung thuộc về tương lai đất nước.

Thứ ba là đứt gãy trong mối quan hệ người học – xã hội. Biểu hiện đầu tiên là sự lệch pha, kiến thức giáo điều không/ ít dùng được vào cuộc sống; năng lực người học không đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu xã hội; người học mờ nhạt trong vai trò chủ thể kiến tạo xã hội, nếu không nói là có 1 bộ phận góp phần làm suy thoái xã hội.

Ảnh: GSTS Phùng Xuân Nhạ – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì Hội nghị Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 09/01/2019

Tác giả kết luận ba sự đứt gãy trên thuộc về môi trường và làm thành môi trường giáo dục, ví như mảnh đất để ươm hạt giống. Đất xấu, thậm chí đất hoang hóa thì không thể trồng lên những cây khỏe mạnh.

Những đứt gãy này phản ánh 1 thực trạng không thể làm ngơ, vì nó quyết định chất lượng giáo dục và cũng là thang đo cho phẩm giá của một nền giáo dục. Không hàn gắn được những sự đổ vỡ này thì nền giáo dục sẽ không thể có tương lai. Và thêm nữa, hiện tình dường như đang ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu hơn.

Cuối cùng là yếu tố xã hội cũng là một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam hiện nay.

Trong khi chính quyền cộng sản ngày ngày tung hô rằng “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay” nhưng thực tế thì đạo đức xã hội thì băng hoại, truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì không được gìn giữ, phát huy.

Một người dùng mạng viết:

Chốn tôn nghiêm nhất là nhà trường sao lại có thể bị xúc phạm, bị đập phá đến mức này? Truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt đâu mất rồi? Sao nó lại mai một nhanh đến vậy? Cách đây vài chục năm, vị thế của người thầy trong xã hội, trong tâm thức mọi người đều rất cao. Họ thường nghèo, nhưng lại là những người được kính trọng nhất. Còn nhớ hồi đó gia đình tôi chuyển nhà đến một xóm mà dân trí rất thấp, có nhiều thành phần côn đồ, đầu gấu. Thế nhưng ngay cả những người đó khi gặp bố tôi – người mà họ nghe nói từng làm nghề giáo – đều “chào thầy” rất trọng thị, khi nói chuyện, xưng hô đều gọi ông là thầy, dù ông không dạy họ chữ nào.

Bản thân tôi và các bạn bè cùng trang lứa, suốt thời học sinh và cả thời đại học, luôn kính ngưỡng thầy cô không chỉ như người dạy chữ, mà còn như nhà lãnh đạo tinh thần của mình. Dù có những lúc vi phạm kỷ luật, không nghe lời hay lười nhác, nghịch ngợm làm thầy cô buồn lòng… nhưng chúng tôi tuyệt không bao giờ hỗn láo. Vậy mà sao bây giờ đạo đức xã hội lại băng hoại đến mức các vụ hành hung, xúc phạm giáo viên xảy ra nhiều như vậy?”

Ông Võ Xuân Sơn đưa ra nhận định sau:

Một xã hội mà dối trá lên ngôi, biến tấu từ ngữ kiểu như “mặt chạm vào gậy”, hoặc tự xác định mức tăng trưởng 145%, ngay cả khi bao nhiêu người đang chưa biết sẽ sống ra sao. Một xã hội bất chấp mọi qui tắc truyền thống, để bứng một cây cổ thụ từ nơi này, mang cắm sang một nơi khác, và gọi đó là trồng cây, theo nghĩa Tết trồng cây. Với một xã hội mất qui tắc như thế, thì làm sao mà cha mẹ học sinh không nhiễm những thói hư tật xấu của các bậc “mẫu nghi thiên hạ”, và những học sinh không bị mất dạy cho được.

Cho nên, tôi cho rằng việc cháu bé tát vào mặt cô giáo ở Hà nội chỉ là màn mở đầu cho những biểu hiện tất yếu, kết quả của nền giáo dục XHCN, và lối sống của nhóm lãnh đạo được chọn lọc kĩ càng bởi một hệ thống được điều khiển bởi nhiều kẻ mất dạy.”

Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ra Luật hải cảnh – TQ đuổi quân đội VN vào bờ

>>> Ân nghĩa giữa Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng giúp được gì cho Nguyễn Thanh Nghị?

>>> Hơn 200 người được Đại học Đông Đô cấp bằng giả là những ai?

Nguyễn Phú Trọng sẽ nhường ngôi cho Vương Đình Huệ?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023