Vì sao Lê Thanh Hải chính thức bị Đảng gọi tên vào lúc này?

Phiên toà xử vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB kết thúc với bản án tử hình dành cho “bà trùm” Trương Mỹ Lan. Tính đến tháng 10/2022, tổng dư nợ không có khả năng thu hồi của bà Lan là hơn 677.000 tỉ đồng; sau khi trừ đi các tài sản bảo đảm có giá trị, thiệt hại bà gây ra là hơn 498.000 tỉ đồng.

Bà Lan bị cáo buộc tham ô tài sản của SCB hơn 304.000 tỉ đồng, cùng với đó là hơn 129.000 tỉ đồng tiền lãi và chi phí phát sinh. Công luận thấy rằng, nếu so với sự thiệt hại của vụ án này, thì số tiền mà bà Trương Mỹ Lan và chồng bà đề nghị được “khắc phục hậu quả” chỉ như muối bỏ biển.

Trên kênh Truyền hình Nhân dân của báo Nhân Dân, ngày 20/4 có một clip với tựa đề, “Kiểm soát quyền lực, ngăn chặn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ”. Clip này nhắc tới các sai phạm nghiêm trọng của cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư, Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải.

Trước đó, mạng xã hội của người Việt xuất hiện một thông tin liên quan đến việc “đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan”. Cụ thể, theo VTC News đưa tin, “Mạng xã hội nổi sóng hậu phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan. Các “anh tài” trên Facebook, TikTok, ồn ào rủ nhau ra khơi truy tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan, trị giá 673.000 tỉ đồng”. Đồng thời, tờ báo này cũng đưa ra cảnh báo, nhắc nhở dân cư mạng cẩn thận, có thể bị lừa.

Được biết, người ta căn cứ vào lời than vãn của bị cáo Trương Mỹ Lan sau khi bị tuyên phạt án tử hình, rằng, “673 ngàn tỷ trôi hết ra biển!”. Lập tức, dân cư mạng hô hào nhau đi “lặn biển vớt tiền”, để trả lại cho người gửi tiền tại Ngân hàng SCB.

Song, có ý kiến lại phát hiện ra rằng, bà Lan nói “tiền trôi ra biển”, để ám chỉ ông Lê Thanh Hải – nghĩa là Lê Biển Xanh. Có nghĩa là, tiền bạc bà Lan bòn rút được bao nhiêu, và đang dấu ở đâu, thì cứ hỏi … “sâu chúa” Lê Thanh Hải sẽ rõ.

Trên mạng xã hội, nhiều câu hỏi chất vấn lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam, yêu cầu phải trả lời cho công luận rõ, đó là:

“Ai là người chống lưng cho Trương Mỹ Lan, từ một kẻ buôn vải chợ Soái Kình Lâm trở thành tài phiệt khét tiếng Sài thành? Các quan chức, các cơ quan chức năng bị mù hết hay sao mà không nhìn thấy núi tiền khổng lồ 1 triệu tỷ bị chuyển đi, vào túi những ai?”

Và câu trả lời là điều ai cũng rõ, đó là, 673 ngàn tỷ kia, hiện đang nằm trong két của các anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Sáu… Tại sao, Tổng Bí thư không cho điều tra làm rõ, để trả lời công luận?

Từ trước tới nay, công luận luôn khẳng định cáo buộc rằng, ông Lê Thanh Hải đã sử dụng quyền lực, tạo điều kiện để bà Lan và Vạn Thịnh Phát dễ dàng chiếm đoạt hơn 300 ngàn tỷ, tương đương với  12,5 tỷ USD tại Ngân hàng SCB.

Đó là chưa kể đến số lượng lớn các công sản, là các công trình kiến trúc và đất đai thuộc sở hữu nhà nước, tại các vị trí đắc địa – vàng hay kim cương, đã lọt vào tay Vạn Thịnh Phát, với giá rẻ như cho không? Chắc chắn, bà Lan phải có các mối quan hệ với giới chức chính trị cấp cao. Phải chăng, đó chính là lý do khiến cuộc điều tra phải dừng lại?

Chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng, thực chất là cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng. Người ta thường dẫn vụ việc ông Đinh La Thăng, để so sánh với người tiền nhiệm là ông Lê Thanh Hải. Rõ ràng, những vi phạm của ông Hải bị đánh giá là gấp vạn lần ông Thăng – người đang thụ án tù 30 năm.

Chỉ riêng vụ việc Khu đô thị mới Thủ Thiêm – một vụ án tham nhũng vô cùng lớn, mà người có trách nhiệm cao nhất là ông Lê Thanh Hải. Vụ án này đã xảy ra trong thời gian 20 năm, liên tục có hàng ngàn lá đơn của người dân khiếu kiện, nhưng cuối cùng, Lê Thanh Hải hoàn toàn bình an vô sự.

Công luận thấy rằng, nếu như chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng thật sự “không có vùng cấm”, thì tại sao, những sai phạm tày đình của Lê Thanh Hải lại không bị xử lý? Phải chăng, có sự che chắn từ cá nhân người đứng đầu Đảng – ông Nguyễn Phú Trọng, hay có áp lực chính trị từ ngoại bang?

Xin nhắc lại, giới thạo tin cho rằng, Lê Thanh Hải luôn nhắc ông Trọng về những sai phạm của ông trong thời gian làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Lúc đó, Bí thư Trọng và Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đã làm thất thoát của nhà nước 3.000 tỷ đồng tiền ngân sách, khi có những ưu ái cho Tập đoàn Ciputra của Indonesia.

Đổi lại, Bí thư Hà Nội Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên lúc đó, mỗi ông lãnh 1 triệu USD tiền mặt và 2 căn biệt thự ở Khu Đô thị Nam Thăng Long, gần Hồ Tây.

Sau khi ông Võ Văn Thưởng – một nhân vật thân cận với ông Lê Thanh Hải – bị hạ bệ, ông Tô Lâm đang tính toán gì với ông Hải và các mối quan hệ đã cố tình bao che cho ông trong một thời gian dài?./.

 

Trà My – Thoibao.de