Ai giúp Chu Ngọc Anh hạ Nguyễn Đức Chung?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=LBZi0_dbfQ0

Nguyễn Đức Chung đã bị ra tòa một lần, và hiện nay ít nhất 2 tội nữa đang đang được điều tra và hoàn tất hồ sơ, và có khả năng ông Chung ra tòa 2 lần nữa. Trước ông Chung, có Đinh La Thăng đã ra ròa đến 4 lần để thỏa cơn giận giữ của ông Trọng. Giận cá chém thớt, bắt Nguyễn Tấn Dũng không được ông Nguyễn Phú Trọng trút giận lên đầu Đinh La Thăng.

Được biết, ê kíp điều tra Nguyễn Đức Chung được chỉ đạo trực tiếp từ Tô Lâm nên mọi nhất cử nhất động của vây cánh ông Nguyễn Đức Chung bị giám sát vô cùng chặt chẽ.

Được biết vụ án Nguyễn Đức Chung được ông Tô Lâm cho theo dõi sít sao và giăng bẫy bắt Phạm Quang Dũng 37 tuổi, trú xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, cán bộ Cục Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Về Tham Nhũng, Kinh Tế, Buôn Lậu thuộc Bộ Công An, về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.

Ông Tô Lâm bắt thuộc hạ Phạm Quang Dũng của mình như là một lời cảnh báo đến bất kỳ ai mà ủng hộ hoặc trợ giúp cho Nguyễn Đức Chung thì ông sẽ không tha. Nói thẳng ra là ông Tô Lâm đã ra tay “dọn cỏ” tàn tích Nguyễn Đức Chung trong Bộ Công An.

Như vậy câu hỏi đặt ra là ai có khả năng ra lệnh cho Tô Lâm ra tay mạnh đến như vậy?

Giới quan sát tình hình nội chính của ĐCS Việt Nam cho rằng, bảo được Tô Lâm làm gọn ghẽ và chuẩn xác như vậy thì chỉ có người đốt lò chứ không ai khác. Đó là điều mà nhiều người nhìn ra, tuy nhiên uẩn khuất bên trong là lý do tại sao ông Nguyễn Phú Trọng lại ra tay quá mạnh đối với Nguyễn Đức Chung? Câu hỏi này rất nhiều người cũng chưa thể giải thích nổi. Nếu nói đến sai phạm, thì Hoàng Trung Hải sai phạm nghiêm trọng hơn Nguyễn Đức Chung rất nhiều, sai phạm Hoàng Trung Hải kéo dài gần 20 năm và làm thất thoát ngân sách rất khủng. Còn Nguyễn Đức Chung thì cho đến nay, ông ta chỉ sai phạm trong 4 năm làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thôi. Vậy sao ông Trọng đánh Nguyễn Đức Chung bầm dập như vậy? Có thể nói Nguyễn Đức Chung bầm dập với Nguyễn Phú Trọng không thua gì Đinh La Thăng. Tuy nhiên, Đinh La Thăng là cánh tay mặt của Nguyễn Tấn Dũng, còn Nguyễn Đức Chung là cách tay mặc của ai? Vẫn chư rõ.

Không biết ông Nguyễn Đức Chung trước đây có ý thức được kẻ thù chính của ông là ai hay không? Nếu nhận ra mà vẫn thua thì đành chấp nhận, còn thua vì không nhận ra kẻ thù sớm thì đáng trách, để đến bây giờ đã ngồi sau song sắt nhà tù nhận ra thì đã quá muộn.

Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Đức Chung thời còn quan hệ tốt đẹp

Ai là kẻ thù chính của Nguyễn Đức Chung?

Người Trung Hoa thường nói, khi bạn bị hại mà không phát hiện ra kẻ hại bạn thì bạn hãy xem ai là người có lợi nhất khi bạn bị hại thì chính kẻ đó là kẻ thù giấu mặt của bạn. Đó là bài học mà người xưa luôn dạy cho đời nay thông qua những giá trị mà họ đã lưu lại.

Nhìn sang ông Nguyễn Xuân Phúc, người ta thấy ông Phúc chăm chú vào chiếc ghế tổng bí thư, nhưng sai rồi. Nguyễn Xuân Phúc không phải là đối thủ của Nguyễn Phú Trọng, đối chính của ông Phúc phải là người đã cướp mất ghế thủ tướng của ông. Đó chính là Phạm Minh Chính.

Tương tự như vậy, đối thủ chính của Nguyễn Đức Chung không phải là Nguyễn Phú Trọng, vì ông Chung chưa bao giờ là đối thủ của ông Trọng. Ông Trọng đốn hạ Nguyễn Đức Chung chẳng qua vì đàn em ông Trọng cầu cứu ông giúp sức, phải phân định là như vậy.

Vậy câu hỏi đặt ra là, người ẩn danh không ra mặt hạ ông Chung nhưng mượn tay ông Trọng hạ ông Chung là ai? Đó chính là người hưởng lợi nhiều nhất khi Nguyễn Đức Chung ngã ngựa. Theo nguyên tắc suy luận của cổ nhân thì đó là Chu Ngọc Anh, vì ông Chu Ngọc Anh được lợi lớn nhất khi Nguyễn Đức Chung vào tù.

Điều đáng nói là, cho tới bây giờ, người ta vẫn cứ nghĩ là ông Trọng vì đốt lò làm sạch đảng mà hạ bệ ông Chung. Nếu đốt lò làm trong sạch đảng thì ông Trọng phải đốt cây củi Hoàng Trung Hải trước chứ sao đốt cây củi Nguyễn Đức Chung trước?

Thực ra bề nổi, người ta không thấy được sự đấu đá giữ ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Đức Chung. Một số nguồn tin riêng cho biết, Chu Ngọc Anh là con người thâm trầm, nhìn mặt rất dễ lầm. Ông ta không ồn ào, miệng cười xởi lởi với mọi người nhưng toang tính thì hơn người.

Khi mới vừa thay ông Nguyễn Đức Chung, nhiều người còn mỉa mai khuôn mặt ông rất giống những “quan nịnh thần” trong thế giới điện ảnh. Có lẽ người ta ác cảm với khuôn mặt ông nên sinh ra xem thường. Và cả cộng đồng xã hội có vẻ như vẫn xem thường ông Chu Ngọc Anh hơn là Nguyễn Đức Chung. Tuy nhiên theo một số người hiểu biết thì ông Chu Ngọc Anh đáng ngại hơn Nguyễn Đức Chung. Ông là mẫu người dự tính mà không ai đoán định được, đó là điểm mà ông Chu Ngọc Anh hơn ông Nguyễn Đức Chung, và chính vì có tố chất đó, ông Chu Ngọc Anh đã hạ được Nguyễn Đức Chung trong khi mọi người nghĩ người làm điều đó là Nguyễn Phú Trọng.

Chu Ngọc Anh với nụ cười quen thuộc

Vì sao Chu Ngọc Anh muốn loại Nguyễn Đức Chung?

Mấu chốt là gốc gác và địa vị. Chu Ngọc Anh sinh năm 1965, tức nay 56 tuổi. Là một Tiến sĩ và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII và XIII. Ông vào Trung Ương Đảng một lược với Nguyễn Đức Chung, trước đây ông từng nắm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Cũng như ông Nguyễn Phú Trọng, ông Chu Ngọc Anh là dân Hà Nội gốc. Ở khía cạnh địa phương thì Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Phú Trọng là người cùng quê. Đó là điều mấu chốt. Được biết, trong ĐCS cũng rất nhiều nhóm lợi ích cấu kết nhau dựa theo quyền lợi địa phương. Nhóm Nghệ An trước đây như ông Nguyễn Sinh Hùng nâng đỡ Vương Đình Huệ là ví dụ. Đó là nhóm lợi ích, hình thành là do ràng buộc quyền lợi mang tính địa phương. Vậy còn ông Nguyễn Đức Chung thì sao?

Ông Nguyễn Đức Chung năm 1967, hiện nay 54 tuổi, nhỏ hơn ông Chu Ngọc Anh 2 tuổi nhưng đươc xem là một lứa. Ông Chung vốn là Thiếu tướng Giám đốc Công an Hà Nội. Ông Chung cũng vào trung ương đảng một lượt ông Chu Ngọc Anh, tức năm 2016. Ông Nguyễn Đức Chung vốn không phải là người Hà Nội gốc. Ông sinh ra ở Phú Thọ nhưng lớn lên ở Hải Dương. Ấy vậy mà ông sống và làm việc chủ yếu tại Hà Nội và nắm được chức chủ tịch thành phố đầy quyền lực. Chức chủ tịch TP. Hà Nội và chức chủ tịch TP. HCM là 2 chức rất gần với vị trí ủy viên Bộ Chính Trị. Nếu không bị truy tố, rất có thể ông Nguyễn Đức Chung giờ đã là ủy viên bộ chính trị rồi.

Được biết khi vào trung ương đảng, ông Chu Ngọc Anh nắm bộ khoa học và công nghệ, một bộ rất nhỏ trong chính phủ. Người đứng đầu bộ là ủy viên trung ương đảng, tuy nhiên quyền lực thì không có và nếu ngồi lâu ở ghế này thì ông Chu Ngọc Anh sẽ khó có cơ hội vào Bộ Chính Trị.

Để được vào Bộ Chính Trị thì một là phải vào ban bí thư, hai là làm chủ tịch thành phố Hà Nội, ba là nắm các bộ lớn của chính phủ như bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính. Vì vậy nhu cầu phải tiến vào nắm các cơ quan đó là yêu cầu cấp bách cho ông Chu Ngọc Anh.

Điều đáng nói là rất nhiều vị trí để ông Chu Ngọc Anh chiếm nhưng tại sao ông Chu Ngọc Anh lại chọn ghế chủ tịch thành phố Hà Nội? Đó là câu hỏi cần phải giải quyết.

Soán ngôi

Theo một số nguồn tin thân cận cho biết, ông Nguyễn Phú Trọng là con người rất có đầu óc địa phương. Với vị trí tổng bí thư, ông ngầm ra quy định bất thành văn là vị trí này phải là “người Bắc, có lí luận”, với tiêu chuẩn này, ông đã kéo được phe Miền Bắc đoàn kết lại loại được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi vai trò ứng cử chức tổng bí thư sau 2 nhiệm kỳ thủ tướng.

Trong phạm vi hẹp hơn, ông Nguyễn Phú Trọng xem người Hà Nội gốc bao giờ cũng thân thuộc hơn người ngoại tỉnh. Người ngoại tỉnh trở thành cánh tay đắc lực của ông Trọng khi và chỉ khi họ mang lại lợi ích thiết thực cho ông như Tô Lâm. Còn người mà mang lại lợi ích không rõ ràng, ông Trọng sẵn sàng thí tốt. Đinh Thế Huynh và Nguyễn Bá Thanh là ví dụ.

Nếu nói ông Nguyễn Phú Trọng là người tính toán nhiều bước mà đối thủ không biết thì Chu Ngọc Anh cũng có phẩm chất đó. Đấy là điểm hợp nhau giữa 2 con người cùng quê Hà Nội này.

Theo nguồn tin nội bộ cho biết, thì năm 2016, khi Chu Ngọc Anh vào Trung Ương Đảng thì lúc đó ban bí thư ông Trọng đã đầy nên không xếp Chu Ngọc Anh vào được. Vì vậy ông Trọng đã gởi Chu Ngọc Anh tạm ở chính phủ chờ ngày ông xếp. Và đó là lí do Chu Ngọc Anh chấp nhận ngồi vào ghế nhỏ bé Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Vị trí trong ban bí thư thì ông Trọng không thể sắp xếp vì ban bí thư toàn là “đệ ruột” của ông thì làm sao ông không thể loại ai để đưa Chu Ngọc Anh vào? Chỉ có thể là loại bỏ người gốc ngoại tỉnh Nguyễn Đức Chung để đưa Chu Ngọc Anh vào thôi. Đó là lý do ông Trọng cho Tô Lâm canh me hễ Nguyễn Đức Chung sai phạm là ra tay để loại ông này và đưa Chu Ngọc Anh vào.

Nguyễn Phú Trọng thả câu mãi cho đến năm 2019 thì mới dính câu. Giới am tường cho rằng, ông Nguyễn Đức Chung không hề biết đang có một hệ thống theo dõi ông sẩy chân là tóm. Ông Nguyễn Đức Chung không làm gì sai, cho đến khi ham làm kinh tế quá dính vào Nhật Cường Mobile bị bắt ngay. Thế là mất ghế và Chu Ngọc Anh trám vào.

Thực tế, Nguyễn Đức Chung được người ta đánh giá võ biền chứ không thâm như Chu Ngọc Anh. Giờ nhận ra đối thủ mình là ai thì đã quá muộn đối với Nguyễn Đức Chung. Chính trị CS là vậy, họ toan tính rất thâm bà hiểm nhắm vào nhau như họ đã làm với dân vậy. Thâm hiểm và khó đỡ là những từ mô tả hết những trò đấu đá bất tận giữa các quan chức CS ở đất nước này.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nguyễn Phú Trọng dùng kế “Đả Thảo Kinh Xà” nhắm vào Hoàng Trung Hải?

>>> Nguyễn Thị Kim Ngân mất quyền lực và số phận 300 chiếc áo dài

>>> Bị réo tên trước tòa, Lê Hoàng Quân “tái mặt”?

Giáo Sư Nguyễn Đình Cống: ‘Nếu vào được QH tôi sẽ không chịu bị biến thành nghị gật’


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT