Cho tới bây giờ tin Nguyễn Văn Thể về Sài Gòn vẫn chưa chính thức, vị trí của Nguyễn Văn Thể có thể là thay thế ghế trống do Trần Lưu Quang để lại. Việc tin Nguyễn Văn Thể về Sài Gòn dấy lên những bài báo phanh phui món hàng được cho là “bất hợp pháp” chuyển bằng đường hàng không đến sân bay Tân Sơn Nhất. Trò này xem ra không thể nào gãi ngứa được Nguyễn Văn Thể. Qua mấy ngày báo chí rùm beng thì giờ thông tin về kiện hàng cũng lắng xuống. Xem ra thế lực Nguyễn Văn Thể quá mạnh không thể nào lay chuyển được.
Nguyễn Văn Thể là con người rất nhiều tai tiếng. Ông Thể cũng với Phùng Xuân Nhạ không được sự cảm tình của nhân dân. Phùng Xuân Nhạ thì do năng lực yếu kém nhưng Nguyễn Văn Thể không phải vậy mà là ông ta cố tình làm sai bao che cho BOT bẩn. Việc điều công an đến các BOT bẩn để tấn công người dân phản đối là hành động không thể chấp nhận được, nhưng ông Thể vẫn khônh hề hấn gì. Rồi đến việc cho đổi “Trạm Thu Phí” thành “Trạm Thu Giá” để lách luật cũng là vết nhơ mà người dân Việt Nam không bao giờ quên.
Nguyễn Văn Thể là người Miền Nam nhưng phò thế lực phía Bắc. Nhắm thấy thế lực Nguyễn Tấn Dũng ngày một suy yếu ông Thể lẻ bầy bắt tay với phe Trọng. Kết quả là Đinh La Thăng và Nguyễn Hồng Trường phải xộ khám còn Nguyễn Văn Thể thì bình thân như vại.
Lần này ông Nguyễn Phú Trọng quyết điều Nguyễn Văn Thể vào Sài Gòn kết hợp với Nguyễn Văn Nên bắt Lê Thanh Hải là thế lực tại Sài Gòn không hài lòng và tìn cách phá đám.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã bảo vệ Nguyễn Văn Thể suốt quá trình song gió chức vụ bộ trưởng bộ gaio thông vận tải thì cũng đến lúc ông Trọng muốn sử dụng ông Thể cho mục đích riêng. Vả lại, Nguyễn Văn Thể là người của ông Nguyễn Phú Trọng mà ngội dưới trướng Phạm Minh Chính thì rất lạc nhịp. Cũng tới lúc ông Chính đẩy Nguyễn Văn Thể đi.
Sai phạm lớn nhất của Nguyễn Văn Thể là phần liên quan đến Út Trọc
Hồi tháng 9/2020 trong phiên tòa xét xử Út Trọc, báo chí có đưa tin về sự liên hệ của ông Nguyễn Văn Thể đến vụ án. Trong các tài liệu có sai phạm có bút phê của ông Nguyễn Văn Thể khi đó đang là thứ trưởng bộ Giao thông vận tải.
Lúc đó cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, khi là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Nguyễn Văn Thể có một số “bút phê” không đúng với quy định của pháp luật.
Được biết vụ án đó có Út Trọc, Đinh La Thăng và Nguyễn Hồng Trường ra tòa. Sai phạm xảy ra trong việc bán quyền thu phí cao tốc TPHCM – Trung Lương, cơ quan điều tra có xác định một số người liên quan, trong đó có ông Nguyễn Văn Thể.
Theo quy định của Hợp đồng số 4746/CIPM-HĐ ngày 30/12/2013 (về thanh toán tiền mua phí), công ty Yên Khánh phải thanh toán cho nhà đầu tư công ty Cửu Long 3 đợt, trong 10 tháng. Đợt 1 phải thanh toán trên 800 tỷ đồng, đợt 2 trên 601 tỷ đồng và đợt 3 là 601 tỷ đồng.
Quá trình quản lý việc thanh toán tiền trúng đấu giá, ngay khi công ty Yên Khánh thanh toán không đúng hạn hợp đồng, công ty Cửu Long đã có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải và Bộ này có văn bản chỉ đạo, trong đó ông Nguyễn Văn Thể (lúc này là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải) ký 3 văn bản chỉ đạo (tuy nhiên, trong kết luận điều tra chỉ liệt kê 2 văn bản ở mục thứ 9 và 10, tại trang 21 và 22).
Cụ thể, các văn bản của ông Nguyễn Văn Thể ký là, vào ngày 31/8/2015 Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể ký văn bản số 11594/BGTVT-TC gửi công ty Cửu Long, công ty Yên Khánh, nội dung chỉ đạo: Yêu cầu công ty Yên Khánh căn cứ thông báo kết luận của Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương thực hiện thanh toán theo đúng tiến độ cam kết, giao công ty Cửu Long có trách nhiệm thanh toán theo đúng cam kết. Tiếp đến ngày 8/10/2015, ông Thể ký văn bản số 499/BGTVT-TC cũng có nội dung tương tự…
Tại trang 21 và 22 của kết luận điều tra nêu rõ văn bản số 11594/BGTVT-TC ngày 31/8/2015, do ông Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, gửi công ty Cửu Long, công ty Yên Khánh (trả lời văn bản số 3304/CIPM-QLXD ngày 28/8//2015), nội dung chỉ đạo:
Tiếp đó, ngày 8/10/2015 ông Thể có văn bản số 13438/BGTVT-TC gửi công ty Cửu Long với nội dung chỉ đạo như sau: Theo báo cáo của công ty Cửu Long, đến thời điểm hiện nay công ty Yên Khánh vẫn chưa thực hiện nộp hết số tiền còn lại như đã cam kết, vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu công ty Cửu Long khẩn trương làm việc với công ty Yên Khánh để thực hiện nộp đầy đủ số tiền mua quyền thu phí đường cao tốc TPHCM -Trung Lương theo đúng quy định và cam kết của công ty Yên Khánh.
Ngày 23/6/2015, ông Đinh La Thăng ghi ý kiến chỉ đạo phía trên, góc trái của Tờ trình: “Đề nghị anh Thể chỉ đạo giải quyết theo đúng hợp đồng của hai bên đã ký và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng cần làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước, công ty Cửu Long”.
Vì sao Út Trọc lại bị đem ra xử ngay khi có tin Nguyễn Văn Thể về Sài Gòn thay Trần Lưu Quang?
Thời điểm này mà vụ án Út Trọc, Đinh La Thăng và Nguyễn Hồng Trường được đưa ra xét xử cho thấy, trong ngành tòa án thành phố HCM còn thế lực thân với Lê Thanh Hải đang muốn khui lại vụ án dính đến sai phạm của Nguyễn Văn Thể là có ý đồ. Vụ án này được xử trước khi Nguyễn Văn Thể nhận chức vụ mới cho thấy, ngành tòa án còn đó chân rết của thế lực Lê Thanh Hải.
Ngày 20/5, tòa án nhân dân tối cao tại TP HCM mở lại phiên xem xét kháng cáo của Đinh Ngọc Hệ (50 tuổi, tức Út “Trọc“, nguyên Phó giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) và các đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Đây là lần thứ ba phiên tòa phúc thẩm được mở sau 2 lần hoãn và đợi đến ngày Nguyễn Văn Thể sắp được bố trí về thành phố rồi mở, thật là trùng hợp làm nhiều người nghi ngờ trong phiên tòa này có ý đồ chính trị. Điều đáng nói là tình trạng sức khỏe của ông Đinh Ngọc Hệ rất yếu, ông ta đáng được chăm sóc sức khỏe cho khỏe mạnh rồi phiên tòa mở sau. Tuy nhiên nếu để ông Đinh Ngọc Hệ chữa bệnh, e nó vuột mất thời điểm.
Trả lời thẩm vấn của HĐXX, ông Hệ tỏ rõ mệt mỏi, luôn có 2 cảnh sát đỡ đến bục khai báo. Bị cáo xin đổi tội danh từ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản sang Trốn thuế và xin giảm nhẹ hình phạt. Các bị cáo còn lại giữ nguyên kháng cáo.
Phát biểu quan điểm, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX bác kháng cáo của các bị cáo vì không đưa ra được các tình tiết giảm nhẹ mới. Bản luận tội chưa kết thúc, ông Hệ lên cơn đau tim, nhanh chóng được đưa ra ngoài để lực lượng y tế chăm sóc. Nửa tiếng sau, ông được đưa trở lại phòng xử nhưng xin không tranh luận. Thật là nhẫn tâm, chỉ vì mưu đồ chính trị họ đã ép một người bệnh phải ra tòa. Xem ra thế lực ép ông Hệ ra tòa lúc này là thế lực mạnh lắm. Tuy nhiên qua lần xét xử phúc thẩm thì kết quả cũng chẳng khác sơ thẩm là mấy. Vấn đề sai phạm của Nguyễn Văn Thể cũng không được nhắc đến. Lần tấn công thứ hai này của nhóm “mafia” Lê Thanh Hải không có tác dụng gì. Lúc này mà ngăn cản Nguyễn Văn Thể về Sài Gòn được xem như là điều kiện bất khả thi.
Nguyễn Văn Thể sẽ làm được gì cho ông Trọng?
Vụ án có 16 bị cáo không kháng cáo, trong đó có cựu Bộ trưởng Đinh La Thăng (bị tuyên phạt 10 năm tù); cựu Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường (bị tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù) và tên của ông Thể vẫn bất khả xâm phạm.
Qua phiên tòa này cho thấy, Nguyễn Văn Thể có thế mạnh, có lực lớn đấy, tuy nhiên không biết thế mạnh và lực lớn ấy đến từ đâu? Là đến từ Nguyễn Văn Thể hay là đến từ “người đốt lò”. Nếu đến từ Nguyễn Văn Thể thì ông Lê Thanh Hải có lý do để lo lắng khi Nguyễn Văn Thể về Sài Gòn, còn nếu thế mạnh lực lớn ấy mà do ông Trọng tạo ra thì thế lực Lê Thanh Hải không cần phải lo lắng. Thực tế cho thấy, Nguyễn Văn Thể chưa thực hiện được việc gì cho thấy ông có sức mạnh chính trị do bản thân ông tạo ra. Có thể Nguyễn Văn Thể không nguy hiểm lắm đến thế lực Lê Thanh Hải.
Nguyễn Phúc – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bầu cử quốc hội xong, Ai sẽ định đoạt số phận Trương Hòa Bình?
>>> Nguyễn Phú Trọng lo bầu cử thất bại, Phan Văn Giang kéo quân đội tiếp ứng
>>> Vì sao trong nhà Trương Châu Hữu Danh có tài liệu mật trong vụ án Hồ Duy Hải?
Vì sao trong nhà Trương Châu Hữu Danh có tài liệu mật trong vụ án Hồ Duy Hải
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT