Liên Hợp Quốc: Đại dịch khiến dân Việt Nam nhiều lo lắng và có nơi 1/5 ‘mất hết thu nhập’

Link Video: https://youtu.be/oSA3BB01iE8

Có tới 77% người trong nhóm được khảo sát ở Việt Nam nói “họ bị mất thu nhập”, và 1 trên 5 người “mất thu nhập toàn bộ” sau một năm dịch Covid, theo khảo sát trong tháng 9-10/2021 của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) (xem thêm nguồn báo VN).

Khảo sát nêu ra lo lắng của người Việt Nam về đại dịch, nay đã tới làn sóng thứ tư.

Thời điểm nêu ra khảo sát là lúc Việt Nam đang cố gắng phục hồi kinh tế, mở lại đường bay quốc tế nhưng lại vào lúc biến thể Covid là Omicron bắt đầu hoành hành ở châu Âu.

Người dân ngày càng thể hiện sự lo ngại hơn về tác động của COVID-19 và sức khỏe của họ trong năm 2021 bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi đại dịch so với năm 2020.”

Những người được khảo sát cũng quan tâm đến việc học hành, sức khỏe của con cái, đồng thời cũng cảm thấy rất lo lắng về sinh kế và công việc kinh doanh của mình.”

Hơn 70% số người trả lời phỏng vấn khảo sát bày tỏ rõ ràng những lo lắng trên.”

Mất thu nhập là vấn đề nghiêm trọng nhất.

Gần 50% số người trả lời cho biết cho biết bị mất từ 51% thu nhập trở lên và cứ 5 người lại có 1 người bị mất toàn bộ thu nhập – đây là một con số lớn.

77% người được phỏng vấn trong khảo sát cũng cho biết họ bị mất thu nhập vào năm 2021, cao hơn so với khảo sát năm 2020 (65%).”

Và tương tự như kết quả tại vòng khảo sát đầu tiên vào tháng 9/2020, những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp dễ bị mất việc làm và thu nhập nhất, tiếp sau là lao động phổ thông, lao động phi nông nghiệp và người nghèo“, bài báo viết.

Ảnh: một người bán hàng rong trên phố

Không thể chỉ ‘trông cậy vào chính phủ’

Một phần nội dung khảo sát được các báo Việt Nam hôm 07/12/2021 tường thuật, nhưng đồng loạt chọn tựa đề là “người dân đồng thuận, tin tưởng” vào chính sách chống dịch của chính phủ.

Tuy có một tờ báo địa phương tại Tây Ninh đăng lại tin từ Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) với tựa đề “Cứ 5 người lại có 1 người bị mất toàn bộ thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội“, trong bài hôm 12/12.

Về khảo sát, bài báo cũng trích lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói những biện pháp đối phó và kiểm soát dịch Covid-19 của chính phủ “vẫn được phần lớn người tham gia khảo sát đánh giá cao dù sự lạc quan của người dân tham gia khảo sát có suy giảm so với năm 2020“.

Tuy thế, bà Chi Lan cũng lưu ý số mẫu tham gia khảo sát chưa đến được tận cùng những người chịu tác động nặng nề nhất của dịch bệnh.

Hạn chế của nghiên cứu là đối tượng phỏng vấn chỉ bao gồm những người có hộ khẩu thường trú, trong khi đối tượng người di cư, lao động tự do, người đăng ký tạm trú là những đối tượng chịu tác động sâu sắc của dịch bệnh vẫn bị hạn chế tiếp cận để khảo sát.”

Nguồn tin này cũng trích GS. Nguyễn Anh Trí “bày tỏ sự day dứt trước hình ảnh những dòng người chạy xe về quê này và cho rằng đây là bài học kinh nghiệm lớn cho thấy sự linh hoạt trong điều hành chống dịch của chính phủ và các địa phương“.

Ảnh chụp bài báo “Cứ 5 người lại có 1 người bị mất toàn bộ thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội”

Nhìn chung, Chương trình Phát triển của LHQ tại Việt Nam (UNDP) nêu ra vấn đề mà mạng xã hội và diễn đàn của Đài BBC nói từ hơn một năm qua, là chính phủ không nên “độc quyền chống dịch“.

Có các ý kiến nêu ra cách đây nhiều tháng trên trang BBC kêu gọi để cho các hội thiện nguyện và “người dân giúp nhau chống dịch” khi chính quyền không làm hết được.

Các bài trên báo Việt Nam về tọa đàm liên quan đến khảo sát của UNDP nay thừa nhận:

Chính phủ không phải là nguồn hỗ trợ duy nhất cho những người gặp khó khăn và khảo sát năm nay cho thấy hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, quỹ từ thiện cũng như các khoản đóng góp cá nhân rất đáng kể đối với những người chưa được tiếp cận với gói hỗ trợ chính thức của chính phủ.”

Đã có 1.501 người dân được chọn ngẫu nhiên từ mẫu dân số năm 2019 của Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI) đã tham gia khảo sát.

Theo nguồn tin của BBC hôm 17/12/2021, dù biến thể Omicron chưa tới Việt Nam, y tế nước này đã bị thiệt hại nặng sau hơn một năm chống chọi với Covid, và nạn khan hiếm thuốc, vaccine chống Covid đang xảy ra ở một số địa phương.

Trang web của UNDP bản tiếng Anh và tiếng Việt cho biết quốc gia này có 97,58 triệu dân, và thu nhập theo chuẩn GDI là 2.111 USD/người/năm.

Gần 8 triệu người đã bị mất việc do COVID-19, trong đó số người bị ảnh hưởng do giảm thu nhập lên tới hơn 17 triệu người.

Ảnh: chốt kiểm dịch giăng khắp nơi trong cả nước trong thời gian vừa qua

Thậm chí hồi đầu tháng 7 vừa qua truyền thông Việt Nam còn lan truyền một con số thống kê “gây ám ảnh kinh hoàng”: cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch, bao gồm những người mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 lần thứ tư đã làm số người tham gia lực lượng lao động sụt giảm nghiêm trọng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây”, ông Phạm Hoài Nam – Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động nhấn mạnh.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho biết, trên phạm vi toàn quốc, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2021 là hơn 1,7 triệu người, tăng 532.200 người so với quý trước.

1,3 triệu lao động đã phải về quê do không có việc làm và cuộc sống khó khăn.

Tỷ lệ lao động mất việc nhưng không thể tìm việc mới ở Việt Nam là 90%, trong khi tại Indonesia và Malaysia lần lượt là 60% và 40%.

Lý do chủ yếu là tác động tiêu cực của dịch bệnh cùng với các biện pháp thắt chặt kiểm soát dịch như phong toả, cách ly, giãn cách kéo dài tại nhiều địa phương vốn có vai trò kinh tế quan trọng như TpHCM, Bình dương và Đồng Nai.

Kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân cùng VnExpress với 8.835 người lao động cũng đưa ra một bức tranh khó khăn tương tự với người lao động.

Sau 1 tháng kinh tế giãn cách, tỷ lệ người lao động mất việc chiếm 53%. Trong số đó có gần 60% không có nguồn tiết kiệm để sống, 41% không tìm được việc mới phù hợp.

Đánh giá thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra hai năm 2020-2021, ông Nguyễn Thành Phong, phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, cho biết ước tính 847.000 tỉ đồng, tương đương 37 tỉ USD.

Theo ông Phong, nếu giả định năm 2020-2021 không có đại dịch thì GDP của nền kinh tế Việt Nam tăng 7%, nhưng năm 2020, GDP tăng 2,91% và năm 2021 dự kiến tăng chỉ 2,5%.

Như vậy tính toán năm 2020, giá trị thiệt khoảng 160.00 tỉ đồng và năm 2021 là 346.000 tỉ đồng. Tính cả hai năm 2020-2021 cộng lại, số thiệt hại về mặt giá trị kinh tế khoảng 507.000 tỉ đồng theo giá năm 2010. Còn tính theo giá hiện hành, con số này lên tới 847.000 tỉ đồng, tương đương 37 tỉ USD.

Do đó, để giảm thiệt hại kinh tế, chúng ta phải nhanh chóng tìm ra giải pháp, cách thức để phục hồi nền kinh tế, ông Phong nhận định, động lực tăng trưởng chủ yếu hiện nay của Việt Nam là đầu tư để vừa tăng cầu và cũng vừa tăng năng lực tiềm năng. Thứ hai là đẩy mạnh tiêu dùng trong nước.

Chính vì vậy, khai thác thị trường trong nước nên chú trọng hàng sản xuất trong nước thay thế hàng tiêu dùng nhập khẩu hiện nay.

Cùng với đó, ứng dụng công nghệ số để đổi mới cách thức sản xuất cũng như tiêu dùng, đầu tư có hiệu quả, trong đó đầu tư là điều kiện cần, xuất khẩu là điều kiện đủ và tiêu dùng nội địa là yếu tố tăng thêm. Chuyển đổi số là yếu tố thời đại để đầu tư chú trọng vào công cuộc chuyển đổi số hiện nay.

Ông Phong đánh giá xuất khẩu và đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng neo giữ kỳ vọng và niềm tin của nhà đầu tư trong nước. Mặc dù nền kinh tế có khó khăn nhưng niềm tin của giới đầu tư cũng như phục hồi kinh tế vẫn rất tích cực.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> ‘Diễn tập’ metro, thật – giả, hay giả – thật?

>>> Việt Nam kết án nhà hoạt động: Liên Hợp Quốc và ngoại giao bốn nước G7 bất bình

>>> Người dân và chính quyền Việt Nam, mối quan hệ ‘một chiều’

Bé lớp 6 nhảy lầu ở Hà Nội: Áp lực học tập và trách nhiệm người lớn?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023