Link Video: https://youtu.be/sFvBXMEyC2k
Thời gian tại vị của ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam sẽ chỉ còn được tính bằng ngày. Ngày 5/1 tới đây, kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa 15 sẽ khai mạc, đấy cũng là ngày kết thúc sự nghiệp chính trị của hai ông quan thất sủng này.
Ngày 29/12/2022, sau khi Bộ Chính trị quyết định khai trừ ông Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ra khỏi Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, thì hai ngày sau, ông Minh đã ký quyết định kỷ luật Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch tỉnh Nam Định. Ngoài ra, ông Phạm Bình Minh còn mới ký Quyết định số 1648/QĐ-TTg, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lẽ ra, người ký những quyết định này phải là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhưng ông Chính lại đẩy nó cho Phạm Bình Minh. Ký quyết định kỷ luật người thuộc “phe ta” thường không tốt, bởi nó sẽ gây ra sự nghi kỵ, thậm chí là sự thù hận, ngay trong nội bộ “phe ta”. Số phận, sự nghiệp chính trị của ông Phạm Bình Minh xem như đã được “an bài”, nên ông Phạm Minh Chính đẩy trách nhiệm đó cho Phó Thủ tướng Thường trực, tránh đi sự “hiểu lầm” giữa phe ta với nhau. Mặc dù những quyết định này xuất phát từ Ban Bí thư và Bộ Chính trị, Chính phủ chỉ là nơi thi hành.
Vào ngày đầu năm 2023, ông Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Văn phòng Chính phủ gửi một văn bản cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, về việc “tiếp tục tăng cường quản lý đối với kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường”. Đây được xem như là “tiếng hót cuối cùng” của ông Vũ Đức Đam, trước khi bị Quốc hội khóa 15 bỏ phiếu bãi nhiệm, để đưa hai con chim đang hót này… “lên đĩa”, kết thúc sự nghiệp chính trị của họ.
Chuyện thanh trừng nội bộ luôn có lắm kẻ buồn nhưng cũng nhiều người vui. Trước mắt, nó là một võ đài, có kẻ ra đòn, có kẻ gục ngã. Người dân trong vai trò khán giả cũng được vài phút reo hò phấn khích, để quên đi thực tại quá bất an, quá cơ cực. Biết rằng quan tham này xuống, quan tham khác sẽ lên thay, nhưng người dân “cứ vui trước đã”. Tương tự mỗi lần có “quốc tang”, dân Việt reo hò mừng rỡ, dẫu biết rằng, một vài kẻ mất đi thì chế độ này vẫn thế. Quan thanh liêm thì tìm đỏ mắt không ra, nhưng tham quan thì vô tận, đâu đâu cũng là quan tham.
Người vui nhất trước cú ngã ngựa của ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam không ai khác chính là ông Trần Lưu Quang và ông Trần Hồng Hà. Thất bại của ông Phạm Bình Minh đã mở ra cơ hội rất lớn cho ông Trần Lưu Quang, với vị trí Phó Thủ tướng Thường trực, thì có thể nói, ghế Tứ Trụ đang đến rất gần với ông Bí Thư Thành ủy Hải Phòng này. Ông Trần Lưu Quang chỉ mới 56 tuổi, một độ tuổi còn rất trẻ và nhiều cơ hội để tiến xa. Ngoài ra, tin tức ông Vũ Đức Đam ngã ngựa cũng là niềm vui cho ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Làm chính trị trong Đảng Cộng sản là chấp nhận rủi ro. Vinh quang đấy, nhưng cũng là hiểm nguy đấy. Còn nhớ khi ông Chu Ngọc Anh thay thế ông Nguyễn Đức Chung ngồi vào ghế Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, cứ ngỡ rằng ông Chu Ngọc Anh sẽ vào Bộ Chính trị. Nhưng không ngờ, ông ngồi chiếc trên ghế này chỉ đúng 1 năm 255 ngày là ngã ngựa. Ông làm Chủ tịch của thành phố thủ đô thậm chí còn ngắn hơn cả người tiền nhiệm Nguyễn Đức Chung. Ông Chung ngồi ghế Chủ tịch Hà Nội được 4 năm 296 ngày.
Ông Nguyễn Phú Trọng vốn là con người khó lường. Sau chuyến đi Bắc Kinh tháng 10/2022, ông Trọng lại càng khó lường hơn. Với hai người thay thế sẽ ngồi vào ghế Phó Thủ tướng là Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà, hiện nay đang có vẻ được thời phất lên, nhưng không biết từ nay đến năm 2026 hai ông này có bình an hay không thì chưa biết. Với ông Trần Lưu Quang chưa rõ ông này có khuyết điểm gì không, nhưng ông Trần Hồng Hà thì đầy khuyết điểm khi điều hành Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Mới nhảy qua mảng làm đường, Vượng Vin đã đuối vốn
>>> Việt Nam 2022 – một năm đầy biến động
>>> “Hoảng quá chạy trốn”, Nguyễn Văn Thể liệu có thoát!
Bòn kẻ hữu ích vỗ béo kẻ ăn hại, ĐCS đang tạo bất công cho quan chức hưởng lợi