Link Video: https://youtu.be/2VdWw9RfxLk
Ngày 4/4, trang RFA Tiếng Việt có bài bình luận của Phó Giáo sư, Tiến sĩ ông Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Việt Nam, viết về vụ Công ty F88.
Tác giả cho rằng, Công ty F88, một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực “kinh doanh có điều kiện”, có yếu tố “tư bản” nước ngoài, đã tăng trưởng nhanh chóng khiến Đảng Cộng sản lo ngại.
Theo tác giả, tình trạng “sân sau, chống lưng” phức tạp bởi thế lực ngầm, gây bức xúc dư luận, và hiện tượng “đòi nợ thuê” kiểu xã hội đen có thể bùng phát… Tuy nhiên, F88 không thể là nguyên nhân của tình hình này, và vì thế, chiến dịch trấn áp tư bản – kẻ thù ý thức hệ – là không thể che giấu.
Tác giả nhắc đến khái niệm “săn phù thủy”, một thuật ngữ lâu đời mang hàm nghĩa về một cuộc điều tra công khai, để phát hiện ra hoạt động chống đối, sự không trung thành… nhắm vào các đối thủ chính trị. Và đối với Đảng Cộng sản, “chủ nghĩa tư bản” – kẻ thù ý thức hệ – chính là “phù thuỷ”.
Công an vào điều tra về nghi vấn có hành vi cưỡng đoạt tài sản thông qua hoạt động cho vay và thu hồi nợ kiểu “xã hội đen”, và tin đồn được “chống lưng”, đó là một cái cớ “hoàn hảo” cho việc săn lùng phù thuỷ…
Tác giả nhận xét, các hoạt động kinh doanh của Công ty F88 đã bị “hình sự hoá” nặng nề. Những cuộc kiểm tra, khám xét trụ sở làm việc của Công ty F88, các chi nhánh, cơ sở kinh doanh cầm đồ được triển khai trên địa bàn toàn quốc một cách dồn dập.
Tuy nhiên, tác giả dẫn truyền thông nhà nước cho thấy, ở một vài cơ sở của F88, một số vi phạm hành chính đã bị xử phạt, nhưng chưa thấy lộ diện những “kẻ đòi nợ thuê” và “những kẻ chống lưng”. Bởi vậy, chiến dịch săn lùng vẫn sẽ tiếp tục mở rộng, và nếu không có “phù thuỷ”, thì kế hoạch trấn áp vẫn phải được thực hiện đúng mục đích, nhằm ngăn ngừa tư bản bành trướng, để bảo vệ chế độ.
Tác giả phân tích, F88 có sự phát triển “ấn tượng”, có quá trình tăng trưởng “thần tốc”, nhưng lại là sự bành trướng vô độ đối với Đảng về an ninh, trật tự. Được thành lập vào năm 2013, F88 nhanh chóng tạo thành mạng lưới cho vay có tài sản bảo đảm dẫn đầu tại Việt Nam, nhắm đến các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, và người tiêu dùng cá nhân, được rót vốn nhiều triệu đô la từ hai quỹ tài chính nước ngoài là Mekong Capital và Granite Oak. Theo kết quả kinh doanh gần nhất được công bố, lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 44,8 tỷ đồng và được đánh giá xếp hạng tín nhiệm ở mức “ổn định“. F88 còn có “dự định” sẽ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vào năm 2024.
Trước việc bị công an khám xét, và trước những đồn đoán bất lợi cho F88, Mekong Capital, là một trong hai quỹ đầu tư vào F88, khi trả lời phỏng vấn của Hãng truyền thông Bloomberg đã nói rằng, họ tin tưởng CEO của F88 và chờ đợi…
Theo tác giả, việc hình sự hoá hoạt động kinh doanh của F88 đang gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ làm một F88 phá sản, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến một lĩnh vực kinh doanh, và hơn thế gây tổn hại niềm tin về “cam kết tự do kinh doanh”.
Dịch vụ cầm đồ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, mặc dù không được chính quyền khuyến khích, nhưng nó đã phát triển nhanh chóng. Theo thông tin đăng ký doanh nghiệp, chưa kể các hộ kinh doanh cá thể, tổng số doanh nghiệp hoạt động ngành nghề này là 12.691 doanh nghiệp, có mặt tại 62/63 tỉnh thành.
Tác giả cho rằng, quá trình tăng trưởng “thần tốc” của ngành nghề này, cần được nhận thức công bằng. Đó là do nhu cầu về “tài chính tư nhân” cá nhân và doanh nghiệp nhỏ là rất lớn và phù hợp với thực tế. F88 đã “nhìn thấy” tiềm năng và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, từ đó dần làm thay đổi định kiến của xã hội về cho vay có bảo đảm truyền thống, và thúc đẩy cung cấp các dịch vụ tài chính mang tính thị trường. Đối với xã hội, đây là nguồn lực đáng kể, được huy động bổ sung cho nguồn lực “chính thống” từ các ngân hàng, tổ chức tài chính. Bởi vậy, từ khía cạnh này F88 đáng được khuyến khích thay vì chịu trừng phạt để có thể sụp đổ.
Hơn thế, tác giả nhận định, hậu quả lớn nhất là sự tổn hại về niềm tin “tự do kinh doanh”. Nỗi “bất an” của chính quyền trong bối cảnh củng cố mô hình Đảng – Nhà nước mạnh, đang bộc lộ những “bước lùi cải cách”. Thay vì khắc phục những bất cập thể chế để hạn chế tác động từ mặt trái và thích ứng với thị trường, chính quyền lại “hình sự hoá” quan hệ kinh tế. Bạo lực huỷ hoại môi trường kinh doanh. Từ sau Đại hội 13 của Đảng Cộng sản, xu hướng này mạnh lên làm suy yếu thị trường, ý thức hệ đang áp đảo tư duy lý tính.
Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Chủ tịch V.V Thưởng bị “hoang tưởng” hay trí tuệ chưa đủ lớn?
>>> “Chị đại” điều gái cho cựu Giám đốc Công an Quảng Trị giờ dùng Hội An “trấn lột” khách
>>> Miếng ăn triệu đô của các tướng Công an, Bộ Công an thời ông Tô thối nát tột cùng
Chiêu trò của cựu lãnh đạo Ngoại giao trong chuyến bay giải cứu