Trước đây, chúng tôi có nhận được tài liệu từ bạn đọc là người bên trong bộ máy Công an cho biết, hiện nay, bộ máy này là một thị trường mua quan bán tước béo bở. Giá cho một xuất thuyên chuyển đến vị trí giám đốc công an tỉnh giàu là 30 tỷ đồng. Với con số này, chúng tôi thấy rất kinh khủng, nhưng lại nhận được phản hồi rằng, giá đó chưa cao. Chỉ là giá cả trung bình.
Thực tế, nếu phân tích dựa trên những thương vụ đã xảy ra, thì có thể tin rằng, đấy là giá không cao thật. Lấy ví dụ như vụ án Trần Trí Mãnh (43 tuổi, ngụ tại TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã chi 20 tỷ đồng để chạy điều chuyển ông Đinh Văn Nơi và thất bại, thì sẽ thấy, con số 30 tỷ để được thuyên chuyển không cao. Nguồn tin cho chúng tôi biết rằng, muốn chạy thuyên chuyển một giám đốc công an tỉnh, thì phải chạy đến Bộ trưởng Bộ Công an. Tuy nhiên, ông Trần Trí Mãnh chi ra 20 tỷ thì không bao giờ nhận được cái gật đầu của ông Bộ trưởng, bởi giá này “quá bèo”. Và vì thế mà ông ta thất bại.
Thực ra ông Trần Trí Mãnh không biết cách chạy, mà nếu biết cách chạy, thì chưa chắc ông ta đã đủ tiền. Tuy nhiên, với những người đang là phó giám đốc công an tỉnh mà muốn chạy thuyên chuyển sang tỉnh khác để lên giám đốc, thì những người này sẽ biết đường chạy. Nói tóm lại là, những người trong ngành công an mới biết rõ đường chạy hơn những người ngoài ngành. Ngoài ngành không biết đường chạy, có khi lại tiền mất tật mang. Khi nào thấy ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm liên tục tung ra nhiều quyết định thuyên chuyển, thì đấy là “mùa bộ thu” của ông Bộ trưởng. Ý kiến bạn đọc cho chúng tôi biết như thế.
Đấy là bức tranh mua quan bán tước của ngành công an. Nói đến bộ máy chính quyền Cộng sản thì nó vẫn thế, bởi nói cho cùng, bức tranh của ngành công an là bức tranh toàn Đảng thu nhỏ mà thôi. Trong ngành công an ra sao, thì bên ngoài ngành vẫn thế, không khác gì mấy.
Cứ so sánh lương cán bộ và tài sản nổi của họ thì sẽ biết, tiền đâu ra mà quan chức sắm xe sang, xây biệt phủ như thế. Một chiếc xe có khi bằng từ 5 đến 10 năm tiền lương của một quan chức. Một biệt phủ có thể bằng hàng trăm năm tiền lương, thì có quan nào mà sống bằng lương. Thời Cộng sản, quan chức vừa làm chính trị vừa làm kinh tế gia đình. Dùng quyền lực kiếm tiền là dễ nhất, không gì dễ bằng.
Hầu hết các quan chức, họ dùng tiền mua chức, rồi dùng chức kiếm tiền. Và cứ như thế, họ leo cao bằng cách đầu tư (mua chức), rồi hốt lại (tham nhũng) mà thôi. Hầu như ai có quyền lực trong tay cũng kiếm chác. Cho nên, hễ ông Nguyễn Phú Trọng cho thanh tra tới đâu thì lòi ra sai phạm đến đấy. Đó là nguyên nhân cả bộ máy bị ù lì khi ông Trọng đẩy mạnh đốt lò.
Mới đây, ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính, cho biết, từ năm 2020 đến tháng 6/2022, qua rà soát, đã xử lý gần 100.000 trường hợp. Trong đó, thu hồi quyết định tuyển dụng trên 1.200 trường hợp có sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức. Hầu hết những quan chức ngồi nhầm chỗ đều là dạng mua ghế. Hầu như ai cũng mua, nhưng chỉ có 1,2% bị phát hiện. Có người cho rằng, những người bị phát hiện là chạy không đúng cách, hoặc chạy ít tiền, nên không có ô lớn bảo vệ. Những người này sẽ bị mất trắng tiền mua chức. Họ phải chấp nhận, không thể đòi lại tiền.
Trong thị trường mua quan bán tước rất nhộn nhịp của chế độ này, ông Nguyễn Phú Trọng ban xuống một mệnh lệnh, thì sẽ có thanh lọc ở cơ sở. Tuy nhiên, chỉ một số tép riu bị vớt lên phơi, còn tôm hùm to đùng lại không bị vớt. Một số người mua tước bị mất tiền, mất chức, nhưng người bán thì vẫn đầy túi. Tiền vào túi bọn bán tước thì không thể lấy lại được. Đây là cuộc buôn bán 1 chiều, người mua gặp rủi ro hơn người bán. Đấy là luật chơi xưa nay.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: