Vì sao vấn đề bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo ở thượng tầng còn rất nan giải?

Câu chuyện tỉnh Cà Mau vừa qua công bố quyết định bổ nhiệm ông Dư Minh Hùng, tỉnh ủy viên, bí thư Huyện ủy Năm Căn là kỹ sư xây dựng làm giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau làm xôn xao mạng xã hội. Song có lẽ do đa số họ biết chuyện Bộ trưởng Bộ Công an – Thường trực Ban bí thư Đại hội XII ông Lê Hồng Anh bạn thân của thủ tướng, không một ngày làm công an, vậy mà được Thủ tướng Ba Dũng quyết định trao quân hàm Đại tướng Công an đấy có làm sao đâu?

Câu chuyện đã cũ về sắp xếp nhân sự lãnh đạo, cái thời đảng cộng sản Việt nam còn là một đảng chính trị đúng nghĩa, lãnh đạo đảng phần đông còn tử tế, thì tiêu chí chọn nhân sự lãnh đạo phải là người “vừa hồng, vừa chuyên”. “Hồng” được hiểu là có giác ngộ cao về chính trị, về chủ nghĩa cộng sản; tương tự “Chuyên” là trình độ chuyên môn đó là năng lực để thực chức trách lãnh đạo.

Và truyền thống đó cho đến nay vẫn được thực hiện, nhưng ở mức cao hơn. Tư duy của lãnh đạo Việt Nam luôn nghĩ rằng, bất cứ một ai được lựa chọn sau đó đưa đào tạo qua lò “lý luận chính trị” cao cấp đều có thể đảm trách bất kỳ vị trí lãnh đạo nào mặc dù không đúng chuyên môn.

Nhưng đó chỉ là chuyện bề nổi, mà đằng sau những quy hoạch nhân sự, cán bộ nguồn nó là câu chuyện phe nhóm cũng như chuyện chạy chức chạy quyền. Đó là lý do vì sao, để thay cho chữ “chuyên” – tức chuyên môn, người ta đặt ra tiêu chuẩn bằng cấp các loại, mà ai cũng biết 99% là bằng cấp dỏm, có được là do bỏ tiền ra mua.

Thực ra câu chuyện phải có chuyên môn mới có thể lãnh đạo ngành mình quản lý, nói đúng ra nó sẽ tốt hơn, song có lẽ chỉ đúng với Việt nam. Ở các quốc gia phát triển, các Bộ trưởng đa phần là trái ngành chuyên môn, như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ An ninh là chính khách dân sự là chuyện bình thường. Vì với thể chế chính trị văn minh, tiến bộ của họ, để điều hành bộ máy Nhà nước đã có các nhân vật gọi là Chủ sự chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ trong vấn đề quản lý bộ ngành này. Các Bộ trưởng chỉ ký các quyết định dựa trên ý kiến đề xuất của các Chủ sự. Và Chủ sự là nhân vật do Nhà nước bổ nhiệm, sau mỗi cuộc bầu cử quốc hội mới, khi thay đổi Chính phủ mới các Chủ sự vẫn ở lại nguyên vị.

Đảng cộng sản Việt nam có lẽ họ nghĩ rằng, lãnh đạo đã qua lò đào tạo lý luận chính trị cao cấp là đủ trình độ đầy đủ và có thể đảm trách mọi chức trách được phân công. Bất kỳ ai được “tráng men” qua Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì đều có khả năng lãnh đạo giỏi trên tất cả mọi lĩnh vực.

Đó là lý do vì sao các lãnh đạo Việt Nam có khả năng điều hành kém, nhiều khi đưa ra các quyết định sai, ngược với các quy định của nhà nước.

Chuyện sắp sắp xếp bố trí lãnh đạo không có chuyên môn nói chung và ở ngành y tế nói riêng, trong bài viết “Phe nhóm chính trị một thời ở Lào Cai” của cây bút Phạm Vũ Hiệp, đăng trên báo Tiếng Dân ngày 31/8/2023, trong đó có một đoạn đáng quan tâm, liên quan đến bà Đào Hồng Lan, bí thư tỉnh Bắc Ninh, không chút hiểu biết về ngành Y, được đưa lên làm Bộ trưởng Bộ Y tế. Đọc xong chắc mọi người sẽ hiểu ra vấn đề bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo ở thượng tầng.

Theo đó, “Quay lại chuyện nhậm chức Tổng kiểm toán Nhà nước, Nguyễn Hữu Vạn mang theo đàn em thân cận từ thời còn làm Giám đốc sở Tài chính, tên là Lê Đức Luận, sinh năm 1968, quê Yên Bái. Luận được xem là “tay hòm chìa khoá” của Vạn trong tất cả các phi vụ.

Luận từng là Phó giám đốc sở Thương mại – du lịch, Chủ tịch huyện Sa Pa, học hành không ra gì, nhưng Luận rất giỏi trong việc “thiết kế” các kèo ăn chơi, các phi vụ “đánh quả”, kiếm tiền cho các sếp. Tất nhiên, cũng như các đàn anh ở Lào Cai, Luận chạy được học vị tiến sĩ, lận lưng Cao cấp Chính trị.

Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn nhanh chóng ban cho Lê Đức Luận chức Trợ lý Tổng kiểm toán. Vạn “đại ca” đã dìu dắt Luận từng bước leo lên những nấc thang quyền lực: Phó Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước; Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực VII; Vụ trưởng Vụ Chế độ và kiểm soát chất lượng, kiểm toán thuộc Kiểm toán Nhà nước.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng đưa Đào Hồng Lan, bí thư tỉnh Bắc Ninh, không chút hiểu biết về ngành Y, lên làm bộ trưởng Bộ Y tế, đã tạo điều kiện cho các phe nhóm cài cắm người trái ngành vào nhiều cơ quan.

Đào Hồng Lan là con dâu của cựu Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia, kinh qua công tác Đoàn tại Thành đoàn Hà Nội. Lan từng giúp việc cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân, khi bà Ngân làm Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH những năm 2007- 2011.

Với tuyên bố, “Mày làm được, thì tao làm được”, tháng 2-2023, Lê Đức Luận một kẻ ất ơ, điếu đóm cho các “đại ca” Lào Cai năm xưa, sau nắm chức Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, thuộc Kiểm toán Nhà nước, chính thức giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế, nhiệm kỳ 2022-2026.” [Hết trích]

Chính cựu Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 19/8/2014, nhân kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám, đã nêu rõ: “Chúng ta vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong nhân dân trong công tác cán bộ: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ…”. Và “Vấn đề nhân sự vẫn còn là một bài toán nan giải đối với Việt Nam”./.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023