Lãnh đạo Việt Nam hay mơ ước viển vông

Link Video: https://youtu.be/kgDkmAsQx2o

Ngày 2/10, RFA Tiếng Việt có bài bình luận “Việt Nam muốn “vươn tầm” thế giới: Không phải dễ!”

RFA dẫn ý kiến của ông nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương – cho rằng, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, do đó, Việt Nam cần xây dựng những trung tâm, viện nghiên cứu khoa học tầm cỡ khu vực và thế giới.

RFA dẫn lời Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Dũng, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng:

“Tôi không biết sẽ là bao lâu? Là 10 năm, 100 năm hay 1.000 năm… Chứ trong thời gian ngắn hạn trước mắt thì không có cơ sở nào để mà ngành khoa học có thể vượt, ví dụ là Singapore… Chỉ một số ngành nào đó thì có thể, ví dụ như toán. Chứ còn nói chung thì không có hy vọng gì.”

RFA dẫn quan điểm của Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ, từ Na Uy, cho rằng, để có trung tâm nghiên cứu khoa học tầm cỡ thế giới, Việt Nam cần phải làm nhiều điều sau:

Thứ nhất là phải xây dựng được văn hoá nghiên cứu.

Thứ hai là phải có cơ chế đãi ngộ người làm nghiên cứu.

Thứ ba là phải có môi trường tự do.

Thứ tư là phải có một hệ thống học thuật liên đới để kết nối các trung tâm nghiên cứu khoa học.

Thứ năm là một trung tâm nghiên cứu khoa học tầm cỡ thế giới thì cơ chế hoạt động của nó cũng phải tương tự với các trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới khác. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi cơ chế quản lý nghiên cứu và giáo dục.”

Theo Tiến sĩ Vũ, để xây dựng được một trung tâm nghiên cứu khoa học tầm cỡ thế giới ở Việt Nam, không phải là chuyện một sớm một chiều. Theo ông, điều đó đòi hỏi rất nhiều cải cách, cả về thể chế chính trị, hệ thống giáo dục và nghiên cứu.

Trong khi đó, theo ông Vũ, những điều ông vừa nói hiện vẫn là một điều nhạy cảm trong thể chế độc đoán hiện nay. Vì vậy, ông Vũ cho rằng, chừng nào thể chế hiện nay còn duy trì, thì việc xây dựng được một trung tâm nghiên cứu khoa học tầm cỡ vẫn chỉ là một ước muốn của giới chức lãnh đạo Việt Nam.

Hình: Bài trên RFA

RFA cho biết, nhiều lãnh đạo Đảng và Chính phủ Việt Nam hay phát biểu, đề đạt mục tiêu Việt Nam sẽ sớm trở thành cường quốc về một lĩnh vực nào đó.

Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh từng nói, mục tiêu năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp, hiện đại. Ông Bùi Tất Thắng, Chánh Văn phòng Tiểu ban Kinh tế xã hội chuẩn bị Đại hội XIII, cho rằng, Việt Nam có thể trở thành nước phát triển vào năm 2045… Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từng kỳ vọng Việt Nam sẽ có những triết gia tầm cỡ thế giới.

RFA tiếp tục dẫn ý kiến của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một nhà khoa học người Việt tại Đại học Liège, Vương quốc Bỉ, từng nhiều năm hợp tác trong lĩnh vực đào tạo tại Việt Nam, nói:

“Việt Nam mình thấy mấy nhà lãnh đạo hay nói vậy. Tôi thấy cái này nói cho vui thôi, chứ đâu có cơ sở gì mà nói như vậy. Đâu có một trung tâm nghiên cứu nào nổi trội đâu? Chỉ có Viện Nghiên cứu Toán học ở Hà Nội là tương đối đắt giá… Tôi biết nhiều sinh viên đi du học, thì rất đông trong số đó không chịu đi về phục vụ tại Việt Nam.”

Lý do theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, là vì điều kiện đón nhận nhân tài, để họ có thể phát huy khả năng của họ không có, môi trường chưa rộng mở và tinh thần khoa học chưa được thể hiện sáng tỏ. Ông nói tiếp:

“Khoa học chỉ có thể xây dựng trên môi trường trung thực, tôn trọng sự thật, riêng cái này Việt Nam chưa có gì sáng tỏ. Cho nên nói thật, tôi nghe như vậy thì tôi cũng rất là mong mỏi. Chứ bây giờ tôi thấy nó hoàn toàn tù mù, và không có cơ sở để tôi có thể tin tưởng nó trở thành hiện thực.”

Hình: Phát biểu của Trưởng ban Tuyên giáo Nguyễn Trọng Nghĩa được truyền thông nhà nước loan

Quang Minh

>>> Hội nghị Trung ương 8 quyết định nhân sự cho tương lai

>>> Việt Nam cho điều tra tháp điện gió có nguồn gốc từ Trung Quốc

>>> Sáng kiến kinh tế mới giữa lòng thành phố ngập sâu

>>> Độ trung thực và tính khả thi trong lời kêu gọi của Chủ tịch nước đến đâu?

Kênh đào Funan ở Campuchia có thể làm khô kiệt Đồng bằng sông Cửu Long

Kasse animation 7.8.2023