Xuất khẩu lao động gia tăng từ đầu năm đến nay

Link Video: https://youtu.be/lDXzENK18Mo

Ngày 5/10, VOA Tiếng Việt loan tin “Mới 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu lao động vượt chỉ tiêu cả năm”.

Theo đó, Việt Nam đã gửi hơn 111.500 lao động đi nước ngoài chỉ trong 9 tháng đầu năm, vượt mục tiêu cho cả năm 2023, trang mạng Dân Trí dẫn số liệu từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết.

VOA cho hay, con số này tương đương 101,37% mục tiêu kế hoạch mà Việt Nam đặt ra cho năm 2023, là 110.000 lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, dẫn số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp cho biết.

Đây là số lao động được các công ty môi giới đưa đi theo con đường chính thức, có hợp đồng lao động đàng hoàng, tức là, chưa tính đến số lao động từ những người đi du học rồi ở lại nước ngoài làm việc, hoặc những người đi du lịch rồi trốn ở lại làm “chui”.

Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, con số này tăng trên 8%. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 103 ngàn lao động đi nước ngoài, cũng theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước được Dân Trí dẫn lại.

Theo VOA, các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam đông nhất, theo thứ tự là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hungary, Singapore và Malaysia.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Nhật Bản đã tiếp nhận gần 55.700 lao động Việt Nam, trong đó có gần 24.000 lao động nữ, còn Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt tiếp nhận trên 46.000 và 2.450 người.

VOA dẫn trang báo mạng vn-economy cho biết, Việt Nam có hơn 200.000 thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản, chiếm gần một nửa tổng số thực tập sinh nước ngoài ở nước này, đứng đầu trong 15 nước cử thực tập sinh sang Nhật, cả về số lượng hàng năm và số lượng tuyệt đối.

Xuất khẩu lao động lâu nay vẫn được xem là con đường đổi đời của nhiều người dân Việt Nam, nhất là dân nghèo ở các vùng nông thôn. Họ thường phải vay mượn số tiền lớn, để trả cho các công ty môi giới, để được đi xuất khẩu lao động. Nhưng chỉ sau một thời gian làm việc, họ có thể trả nợ và còn tích lũy để gửi về cho gia đình ở Việt Nam.

Hình: Bản tin trên VOA

VOA cho biết thêm, lao động Việt thích đi Nhật vì điều kiện làm việc tốt, đồng lương hấp dẫn, và nước này luôn trong tình trạng thiếu hụt lao động cấp thấp. Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang vươn lên thành một nước có sức hút đối với lao động Việt Nam. Thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, đã có trên 1.361 lao động Việt Nam sang làm việc ở Trung Quốc.

Cơ quan này cho biết, họ sẽ tìm kiếm thêm các thị trường xuất khẩu lao động mới, ưu tiên các thị trường có thu nhập tốt, việc làm ổn định, nhất là các nước châu Âu, theo trang mạng vn-economy.

Trước đó, ngày 4/8, trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết, sau dịch COVID-19, các nước đều tăng nhu cầu tuyển dụng.

Theo ông Liêm, thị trường không mở rộng về địa lý mà mở rộng về nhu cầu ngành nghề. Như Hàn Quốc tăng tuyển ngành đóng tàu, Nhật Bản thì tập trung vào ngành chế tạo và công nghiệp

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang suy thoái trầm trọng, số công ty sản xuất kinh doanh làm ăn thua lỗ phải đóng cửa ngày càng nhiều, khiến người thất nghiệp liên tục gia tăng. Vì vậy, một lượng lớn người lao động đã lựa chọn xuất khẩu lao động như là một “cứu cánh”.

Rất nhiều trí thức và các nhà nghiên cứu coi việc đưa thanh niên đi xuất khẩu lao động là “nhục quốc thể”, là hình thức “buôn dân”, làm mai một đội ngũ lao động trẻ và gây ra tai tiếng cho đất nước. Tuy nhiên, chính quyền lại coi việc này là một “thành tích” đáng tự hào.

Ý Nhi

>>> Thay vì che đậy, ông Hoàng Chí Bảo lại lột mặt nạ “Bác kính yêu”

>>> Chỉ mới “phóng” được 2%, VFS của ông Vượng đã xìu như “tàu lá rũ”!

>>> Từ bỏ thiên đường Bác xây, cầu thủ Công Phượng chạy sang xứ “Tư bản giãy”

>>> Novaland đối phó với chủ nợ nước ngoài trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng

Bồi thường cho người bị bắt oan 43 năm trước tại Bình Thuận

Kasse animation 7.8.2023