Sự cần thiết có thêm những bộ sách giáo khoa mới và đề xuất cách làm để tránh độc quyền

Link Video: https://youtu.be/8zXs7cy3nno

Ngày 17/11, trên trang cá nhân của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu có bài “Cần thêm bộ sách giáo khoa nữa không? Đề xuất gợi ý”.

Tác giả nhận xét, với Việt Nam hiện nay, nội dung sách giáo khoa cho học sinh phổ thông là vô cùng quan trọng. Nếu các nước có nhiều chương trình, nhiều bộ SGK, và giáo viên giữ vai trò quyết định trong lựa chọn nội dung và phương thức truyền dạy, thì ở nước ta, giáo viên chỉ được dạy những nội dung đã được phê duyệt trong sách giáo khoa. Mọi sự dạy ngoài sách giáo khoa, nếu không cẩn trọng, có thể dẫn đến bị coi là vi phạm pháp luật. Bởi thế, nội dung sách giáo khoa phải được xem xét kỹ lưỡng. Trước khi quyết định dạy điều gì và không dạy điều gì thì yêu cầu đầu tiên phải là không có sai sót.

Tác giả cho biết, hiện có ba bộ sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép dùng trong chương trình cải cách giáo dục. Nhưng cả ba bộ đều có nhiều khiếm khuyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Quốc hội quyết định thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13, về việc giao cho Bộ Giáo dục biên soạn một bộ sách giáo khoa mới.

Tác giả nêu những câu hỏi mang tính tiên đề:

  1. Thực tiễn quyết định: Nghĩa là, “Thực tiễn quyết định Nghị quyết”, chứ không phải “Nghị quyết quyết định Thực tiễn”. Chất lượng sách giáo khoa quyết định việc phải có thêm sách giáo khoa nữa hay không.
  2. Các bộ sách giáo khoa đã đạt yêu cầu chưa? Và câu trả lời là chưa.
  3. Tại sao các bộ sách giáo khoa chưa đạt yêu cầu?

Nguyên nhân: vừa viết vừa dạy; độc quyền xuất bản, độc quyền lựa chọn tác giả, độc quyền quyết định giá thù lao.

  1. Tại sao giá thành lại cao?

Câu trả lời cũng là do độc quyền.

  1. Có thể có những bộ sách giáo khoa khác tốt hơn không?

Có, nếu nới lỏng độc quyền.

  1. Có quay lại thời kỳ 1 chương trình 1 bộ sách giáo khoa không?

Không, vì nó bảo toàn sự độc quyền.

  1. Xã hội hóa hay bao cấp cho sách giáo khoa?

Muốn xã hội hoá tốt thì phải có thị trường cạnh tranh tự do. Chỉ khi sở hữu tư nhân áp đảo, đa đảng tranh quyền, thì lúc đó mới có thị trường cạnh tranh tự do toàn phần, và sẽ xã hội hoá được ở nhiều lĩnh vực.

  1. Nếu bao cấp có tránh được lãng phí và quay lại trạng thái độc quyền?

Có cách thức sử dụng ngân phí nhà nước một cách khoa học cho mục tiêu miễn phí giáo dục phổ thông. Có thêm các bộ sách giáo khoa mới, rõ ràng sự cạnh tranh gia tăng, không thể quay về thế độc quyền hơn tình trạng hiện nay.

Hình: Status trên Facebook Nguyễn Ngọc Chu

Tác giả đề xuất một cách tiếp cận về biên soạn sách giáo khoa. Cụ thể:

  1. Giao nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa cho 3 trung tâm khoa học và giáo dục lớn nhất nước. Đó là: Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Mua và cấp sách giáo khoa cho học sinh mượn miễn phí. Mất hay hỏng thì học sinh phải đền.

Con đường cho mượn miễn phí sách giáo khoa là con đường bắt buộc. Trước hết là vì tiết kiệm cho toàn xã hội. Sau nữa là vì mục đích giáo dục miễn phí.

  1. Có 5 nhóm sẽ phản đối đề xuất này, gồm: Nhóm các nhà xuất bản; nhóm các tác giả của các bộ sách giáo khoa hiện hành; nhóm những người thu được lợi ích từ việc biên soạn, xuất bản và phân phối 3 bộ sách hiện hành; một bộ phận ở các cơ quan được phân công biên soạn theo đề nghị; một bộ phận của Bộ Giáo dục.

Tác giả cho rằng, sự phản đối của 5 nhóm nêu trên đều liên quan đến lợi ích. Cũng sẽ có một nhóm thứ 6 không đồng ý với cách tiếp cận nêu trên, xuất phát từ quan điểm chứ không bị lợi ích chi phối.

Nhưng với cách đề xuất biên soạn thêm sách giáo khoa nêu trên, nền giáo dục nước nhà chắc chắn có thêm những bộ sách giáo khoa tốt.

Tác giả trăn trở rằng, kế hay mà không hiểu được thì không khác gì kế dở. Kế hay, hiểu được mà yếu đuối thì không thể thực thi. Kế hay cần người sáng trí để hiểu, mạnh mẽ để hành động. Ấy là minh chủ cái thế.

Tiếc thay, minh chủ cái thế nhô lên từ đấu tranh sinh tồn của số đông, chứ không xuất hiện từ chu trình lựa chọn bồi dưỡng của số ít.

Hình: Một đề xuất về việc biên soạn sách giáo khoa

Minh Vũ

>>> Ông Tập cho Biden xem xe và gửi tín hiệu tới thế giới

>>> Tô Lâm và Huệ Vương “tranh xương”, cẩn thận Tổng Trọng lại ngồi tiếp ghế Tổng Bí thư?

>>> Bao giờ Đảng ngưng gọt đẽo dân để đắp bồi cho Công an?

>>> Quyền lực Lưu Bình Nhưỡng lớn đến đâu khiến giang hồ bảo kê phải dựa dẫm?

Vụ bắt Lưu Bình Nhưỡng mang màu sắc của thuyết âm mưu

Kasse animation 7.8.2023