Càng ngày, giới đại gia Việt Nam càng lộ nguyên hình là những đầu nậu lùa gà. Ở Việt Nam, những tay lừa đảo lùa gà nhan nhản trên mạng chỉ là những con tép riu, còn những đại gia khoác lên mình chiếc áo thành đạt, chiếc áo doanh nhân lớn, mới thực sự là những tay lùa gà thượng thặng. Họ ăn tiền của toàn dân với sự giúp sức của các nhóm lợi ích chính trị.
Vụ Vạn Thịnh Phát đang để lộ ra một lỗ hổng khổng lồ, đó là việc các đại gia thành lập các ngân hàng thương mại, rồi dùng nó như một kênh để lùa gà những người gửi tiền. Cũng bởi vì đấy là ngân hàng, nên không ai nghĩ nó là một tổ chức lừa đảo tinh vi. Chưa có nơi nào mà một cá nhân có thể lừa đảo, chiếm đoạt của người dân, với con số lên tới 12,5 tỷ đô la Mỹ.
Chính quyền Cộng sản đang đổ lỗi cho những người phạm tội. Tuy nhiên, cần phải nhìn sâu hơn để tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Thực ra, việc Vạn Thịnh Phát lớn mạnh và lập ra bộ máy lừa đảo khổng lồ, chỉ là hậu quả, mà nguyên nhân chính là cách thức quản lý đất nước của chính quyền Cộng sản.
Tại sao, những quốc gia khác không để xuất hiện những con cá mập lừa đảo khủng như thế, mà Việt Nam lại xuất hiện?
Chịu trách nhiệm cho tình trạng này, trước hết là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính và bà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Tất nhiên, Vạn Thịnh Phát đã lợi dụng, lừa đảo trong suốt một thời gian dài, trải qua nhiều đời Thủ tướng và nhiều đời Thống đốc, nhưng hiện tại, hai người này vẫn phải chịu trách nhiệm, rồi sau đó mới đề cập tiếp những người tiền nhiệm của họ.
Đâu chỉ có SCB, mà còn đó Sacombank của đại gia Dương Công Minh và Techcombank của đại gia Hồ Hùng Anh, cũng là ngân hàng thuộc hệ sinh thái của các ông chủ bất động sản. SCB có thể chui lọt lỗ hổng, thì ngân hàng khác cũng có thể chui lọt. Vấn đề là, chính quyền Cộng sản có dám rút dây đến cùng hay không, hay là chỉ rút SCB, rồi lại sợ “động rừng”, rồi buông xuôi.
Có người nói mỉa “bắc thang lên hỏi ông trời, tiền đưa SCB có đòi được không?” Một khi tiền đã vào tay SCB, thì xem như mất trắng, sẽ chẳng có quyền lợi nào được trả lại cho người bị hại cả. Hãy xem vụ chuyến bay giải cứu thì rõ. Kẻ đứng trước vành móng ngựa trấn lột dân, rồi đem cúng cho những kẻ xử án, để chạy án.
Nghĩa là, chúng chia nhau tiêu xài hết số tiền đã trấn lột của dân, chứ không bao giờ trả lại cho dân đồng nào. Cho nên, khi người dân đã lỡ đút tiền vào những ngân hàng như SCB, thì đừng có hy vọng đòi lại. Đó là sự thật không thể chối cãi.
Đứng trước những trò lừa quy mô của các đại gia, đặc biệt là các đại gia nắm ngân hàng, thì những bài viết phân tích, để khuyên người dân cẩn thận, là cần thiết. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền Cộng sản lại không muốn thế. Họ muốn dân tiếp tục đút tiền vào các ngân hàng, để rồi những nhóm lợi ích của họ có cơ hội chia chác nhau.
Để cho ngành ngân hàng nát như thế này, thay vì cho xử thẳng tay ông Thủ tướng và bà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thì ông Tổng lại xua Tô lâm bung công an ra, truy lùng những người mà họ cho là “phản động”, nói xấu Đảng và nhà nước.
Ngoài việc cho Tô Lâm tung người truy bắt “phản động”, thì ông Tổng còn cho Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương – chỉ đạo báo chí tố cáo “phản động”. Chẳng có “phản động” nào tạo ra được Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát, mà đó là do Đảng Cộng sản nặn ra.
Khi những ung nhọt do chính Đảng Cộng sản tạo ra làm mất lòng dân, thì Đảng lại đổ lỗi cho “phản động”.
Ngành tài chính ngân hàng đang nát là sự thật. Đó là do những người đứng đầu Chính phủ và đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đã xé nát nó. Vậy mà giờ đây, ông Tổng lại cho Tô Lâm và Nguyễn Trọng Nghĩa che chắn lại. Để chữa vết lành vết thương thì phải dùng thuốc đặc trị, kể cả phẫu thuật, chứ không thể dùng tay che lại, mà có thể khiến vết thương lành được đâu, thưa ông Tổng.
Ý Nhi – Thoibao.de