Đại án Việt Á chưa xử đã biết kết quả: Tổng Trọng Chống tham nhũng kiểu “tà lưa”?

Đại án Việt Á là một trong những vụ án nghiêm trọng, liên quan đến lĩnh vực y tế, lớn nhất từ trước tới nay, cả về quy mô, tính chất và mức độ phạm tội.

Báo Tuổi Trẻ ngày 11/12 đưa tin, với tựa đề “Đầu tháng 1/2024, xét xử vụ Việt Á trong 20 ngày”. Bản tin cho biết, ngày 11/12, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định, đưa 38 bị cáo trong vụ Việt Á ra xét xử.

Theo đó, ngày 3/1/2024, Tòa án thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa kéo dài khoảng 20 ngày, để xét xử 38 bị cáo trong vụ án “Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19”.

Trong số những người bị truy tố, có nhiều cựu quan chức cao cấp, như 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, và cựu Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng. Ngoài ra còn có, Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ; và nhiều các quan chức lãnh đạo thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ; và Giám đốc CDC các tỉnh, thành phố liên quan.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh: “đưa hối lộ; nhận hối lộ; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.”

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Hà Nội, vào đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, biết Bộ Khoa học Công nghệ có chủ trương nghiên cứu sinh phẩm phục vụ phòng chống dịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Á Phan Quốc Việt đã đề nghị được cùng tham gia đề án. Sau đó, Việt Á đã được cho phép hợp tác với Học viện Quân Y của Bộ Quốc phòng, để thực hiên đề tài nghiên cứu sản xuất kit test Covid-19, tổng kinh phí chi từ ngân sách cho đề tài này là 18,98 tỉ đồng.

Trên thực tế, đây là một dự án “lừa đảo” trắng trợn. Các bên liên quan đã lấy số tiền 18,98 tỉ đồng để chia nhau, chứ không tiến hành bất kỳ công đoạn nghiên cứu nào.

Ông Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, bị truy tố với cáo buộc “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, cũng vì liên quan đến dự án “lừa đảo” này.

Theo báo chí Việt Nam, ông Chu Ngọc Anh đã nhận một cái túi đựng 200,000 USD, do Phan Quốc Việt mang đến biếu ngay tại phòng làm việc của Bộ trưởng, tại trụ sở Bộ Khoa học Công nghệ. Nhưng ông Chu Ngọc Anh khai, đã bỏ quên và “không biết trong túi có tiền”.

Kết luận điều tra của Bộ Công an, khi nhận chiếc túi màu xanh trong đó có 200 ngàn USD, Chu Ngọc Anh không xem kỹ những gì có bên trong, và đã nói “tớ cảm ơn”. Cho nên, số tiền đó được coi là quà biếu, chứ không phải là tiền đưa và nhận hối lộ.

Ngay sau khi được chuyển giao quy trình nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm “giả vờ”, Phan Quốc Việt tiến hành thủ tục xin cấp phép lưu hành, kinh doanh thương mại. Đồng thời, chắp nối việc nhập kit test được đóng bao bì của Công ty Việt Á không rõ nguồn gốc, xuất xứ từ nước “lạ”, để phục vụ cho việc chống dịch của Bộ Y tế.

Để được tham gia “nghiên cứu”, cấp số “đăng ký lưu hành sản phẩm, hiệp thương giá”, theo kết luận điều tra, Phan Quốc Việt bị cáo buộc đưa hối lộ 106 tỷ đồng (khoảng 4.3 triệu USD), chi “lót tay” cho 6 quan chức có liên quan.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, nói về ông Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, “ông Long có vai trò thực hiện, giám sát công tác phòng chống dịch, nhưng lại bị bắt vì những sai phạm liên quan đến vụ án Công ty Việt Á hối lộ các quan chức hàng trăm tỷ đồng (tương đương 2,25 triệu USD), để thông đồng nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.”

Sau khi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị khởi tố bắt giam tháng 6/2022, báo Dân Việt cho hay, “tư gia của ông Nguyễn Thanh Long nằm ở vị trí khu biệt thự liền kề tại 671 Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, Hà Nội. Căn biệt thự này ước tính có giá trị khoảng 30 – 40 tỷ đồng (tương đương 1.2 triệu – 1.6 triệu USD).”.

Tương tự, theo báo Dân trí: “Sau khi ông Chu Ngọc Anh bị Cơ quan Công an khởi tố và khám xét nhà riêng, mạng xã hội xôn xao trước hình ảnh căn biệt thự “khủng” của gia đình ông này nằm trong Khu đô thị Vinhomes Gardenia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Giới buôn bán bất động sản ước tính, giá trị căn biệt thự này vào khoảng 80 – 100 tỷ đồng.”

Công luận thắc mắc, tại sao, tư gia của 2 quan chức như cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh, có giá trị hàng chục tỷ, tồn tại ngang nhiên giữa thanh thiên, bạch nhật trong nhiều năm, mà Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng lại không hề hay biết? Phải chăng, hai nhân vật vừa kể, theo dư luận là đàn em của Tổng Trọng?

Những điều vừa kể, liên quan gì đến chủ trương “phân hóa”, xử lý tội phạm trong đại án Việt Á để giảm nhẹ tội cho quan tham của đảng CSVN.

Công luận thấy rằng, đại án Việt Á chưa xét xử, nhưng Tổng Bí thư đã tìm mọi cách để giải cứu quan tham, thì còn trông chờ gì nữa?./.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023