Tại sao Tổng Trọng đổi ý, có thể sẽ chọn Thủ Chính là người kế cận?

Tại sao Tổng Trọng đổi ý, sẽ chọn Thủ Chính là người kế cận?

Theo giới quan sát, lâu nay, mối quan hệ giữa Tổng Trọng và Thủ Chính được đánh giá là “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.

Trước Hội nghị Trung ương 7 khóa 13 (tháng 5/2023), Tổng Trọng đã không giấu giếm mục tiêu “hạ bệ” Thủ Chính. Ông Tổng nhiều lần tuyên bố với cử tri Hà Nội, “các bác cứ chờ xem, bỏ trốn cũng không trốn được đâu!”

Công luận cho rằng, phát biểu trên của ông Trọng là “bóng gió” nhắc đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC). Một nhân vật có mối quan hệ “đặc biệt” với ông Phạm Minh Chính.

VnExpress ngày 26/2 đưa tin “Anh trai cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn được giảm án”. Một điểm đáng chú ý là, tiêu đề này, ngay sau đó đã được VnExpress đổi thành “Bốn người trong vụ AIC thông thầu tại Quảng Ninh được giảm án”. Nội dung bài báo không thay đổi.

Bản tin cho biết, ông Nguyễn Anh Dũng, anh ruột bà Nhàn, được Tòa Phúc thẩm giảm từ 36 xuống 20 tháng tù, trong vụ thông thầu tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh. Trong vụ án này, ông Dũng bị cáo buộc đứng tên Tổng Giám đốc Công ty Phúc Hưng, để làm “quân xanh” giúp em gái.

Bên cạnh đó, việc Thủ Chính xuất hiện trở lại, trong cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện, sau hơn một tuần ngày vắng bóng. Cuộc họp này diễn ra ngày 23/2, tại Hà Nội, để chuẩn bị Đại hội 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trước đó, có những đồn đoán rằng, ông Phạm Minh Chính bị gãy tay do gặp tai nạn giao thông, trong chuyến công tác tại Nghệ An.

Những hình ảnh do truyền thông nhà nước đưa, cho thấy, Thủ Chính được Tổng Trọng thăm hỏi khá ân cần, với thái độ thân mật khác thường.

Đặc biệt, vị trí ngồi của Thủ Chính cũng gây chú ý. Hôm đó, ông Chính đã ngồi sát bên tay phải của Tổng Trọng trên bàn chủ tọa Hội nghị. Điều này khiến người ta liên tưởng tới ẩn ý, ông Trọng đã chọn ông Phạm Minh Chính “làm cánh tay phải”?

Theo giới phân tích, xâu chuỗi những điều kể trên cho thấy, “sự nồng ấm” đã trở lại trong quan hệ giữa Tổng Trọng và Thủ Chính. Hoàn toàn khác với trước đó, có nhiều dấu hiệu quyết liệt, đến mức “một mất, một còn”.

Sau Hội nghị Trung ương 7 khóa 13, công luận bất ngờ khi thấy Thủ tướng Phạm Minh Chính vượt qua được seri “đòn thù” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cho đến trước Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 (tháng 10/2023), giới thạo tin cho hay, Thủ Chính vẫn luôn ở trong tâm trạng hết sức lo lắng.

Được biết, trọng tâm của Hội nghị Trung ương 8 là bàn về nhân sự cấp cao cho Đại hội Đảng 14. Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và sau đó là Quốc hội, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các uỷ viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư, cũng như 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ mang tính quyết định cho việc “ai ở, ai đi” tại Đại hội Đảng 14, sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.

Tại Hội nghị này, theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Trọng đã phải giải trình về những vấn đề liên quan đến nhân sự cấp cao. Bởi việc Tổng Trọng lựa chọn, sắp xếp nhân sự không khoa học, thiếu công tâm, dẫn đến sự khủng hoảng nhân sự lãnh đạo trầm trọng chưa từng thấy.

Theo giới phân tích, qua Hội nghị Trung ương 8 cho thấy, uy tín của Tổng Bí thư trong Đảng đã giảm sút nghiêm trọng. Tổng Trọng đã buộc phải tuyên bố chính thức rằng, ông sẽ thôi chức vụ Tổng Bí thư khi kết thúc Đại hội 13.

Ngược lại, cũng tại Hội nghị Hội nghị Trung ương 8 này, uy tín và vai trò của ông Phạm Minh Chính đã tăng lên trong Đảng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã để ông Chính điều hành phiên thảo luận quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14. Đó là điều lâu nay vẫn thuộc sự “độc quyền” tuyệt đối của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ Đại hội 12 đến nay.

Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã và đang can thiệp vào bộ máy Đảng – nơi vốn là độc quyền của Tổng Trọng. Cùng với sự liên kết chặt chẽ của ông Tô Lâm với Ban lãnh đạo Bắc Kinh gần đây, đã buộc ông Nguyễn Phú Trọng phải thay đổi quan điểm về việc lựa chọn nhân sự Tổng Bí thư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tay chân thân tín của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – đối thủ của ông Trọng. Trong khi, ông Tô Lâm vẫn nặng “ân nghĩa” với một Thượng tướng, cựu Thứ trưởng Bộ Công an, một đệ tử thân cận của ông Ba Dũng.

Những tính toán như vừa kể, liệu có giúp cho ông Trọng được an toàn hơn khi nghỉ hưu hay không?

Chúng ta hay chờ xem./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023