Trong bối cảnh, sóng gió của chính trường Việt Nam chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm, thậm chí có biểu hiện mất kiểm soát. Một số ý kiến cho rằng, có những thế lực trong nội bộ Đảng, cố tình tạo ra tình trạng bất ổn, để phục vụ cho mưu đồ chính trị của họ.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng “hỗn loạn” của chính trị Việt Nam, là do Tổng Trọng không công khai, minh bạch, nhân sự kế nhiệm ông, sau khi ông rút lui.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã “ngự” trên ghế Tổng Bí thư gần 3 nhiệm kỳ, bất chấp việc này trái với Điều 17 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, không cho phép Tổng Bí thư giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Chưa hết, có những đồn đoán cho rằng, chính Tổng Trọng đã cố ý gây ra tình trạng hỗn loạn này, với mục đích tạo cớ để ngồi lại nhiệm kỳ thứ 4.
Những tin xấu về sức khỏe của ông Tổng, là do phe Tổng Bí thư chủ động tung ra, để đánh lạc hướng. Thực tế, những đồn đoán rất xấu về sức khoẻ của ông Trọng, thậm chí cho là ông đã qua đời, vào cuối năm 2023, đã được chứng minh là không đúng sự thật.
Có một số ý kiến còn cảnh báo Bộ trưởng Công an Tô Lâm, nếu không khéo sẽ sập bẫy của Tổng Trọng.
Bắt đầu từ thông tin, chiều tối 11/5, đoàn đại biểu Bộ Công an do Đại tướng Tô Lâm dẫn đầu, đã về Nghệ An dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024. Lãnh đạo Nghệ An đón đoàn rất long trọng. Hai lãnh đạo hàng đầu của tỉnh Nghệ An là Thái Thanh Quý – Bí thư Tỉnh ủy, và Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch tỉnh, đã tranh thủ gặp riêng Tô Lâm tại khách sạn 5 sao Mường Thanh, trên đường Quang Trung, thành phố Vinh, để thể hiện sự ủng hộ, trung thành tuyệt đối, lâu dài, đối với Tô Lâm.
Sự kiện này được mạng xã hội đánh giá là, Bộ Công an và ông Tô Lâm vào xứ Nghệ, để thâu tóm “chiến quả”, sau khi đã bình định thành công phe Nghệ An. Đây là điều khó có thể tin được.
Kể từ sau Đại hội 12, với sự tiếp tay của Tổng Trọng, phe Nghệ An – Hà Tĩnh đã thâu tóm gần hết các vị trí quyền lực quan trọng, trong bộ máy của Đảng. Ví dụ như: Phan Đình Trạc ngồi ghế Trưởng ban Nội chính Trung ương; Trần Cẩm Tú ngồi ghế Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương… Họ sàng loại bỏ bất kỳ những ai dám chống lại Tổng Bí thư.
Các bộ chủ chốt nhiều quyền lực và hái ra tiền trong Chính phủ, như Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường… cũng đều do nhân sự của phe Nghệ Tĩnh quản lý. Đồng thời, những sai phạm của lãnh đạo phe Nghệ Tĩnh thường được dễ dàng bỏ qua, không bị xử lý nghiêm.
Theo giới phân tích, với việc nỗ lực điều tra các sai phạm của giàn lãnh đạo phe Nghệ Tĩnh, Tô Lâm muốn chứng minh sự thiên vị và bất bình đẳng trong kỷ luật Đảng của Tổng Trọng, nhằm hạ uy tín và tiến tới là hạ bệ ông Tổng.
Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, một nguồn tin của thoibao.de mới đây tiết lộ: “Tổng Trọng chính là người chỉ đạo đánh Tập đoàn Xuân Cầu của gia đình Tô Lâm”.
Theo nguồn tin, vụ đánh vào Tập đoàn Xuân Cầu của người nhà Tô Lâm, là do đích thân Tổng Trọng, với vai trò Bí thư Quân uỷ chỉ đạo, yêu cầu quân đội vào cuộc điều tra.
Hội nghị Trung ương 9 sẽ khai mạc vào sáng ngày 16/5, tại đó, khả năng rất cao là sẽ quyết định việc ông Tô Lâm rời ghế Bộ trưởng Bộ Công an, để sang giữ ghế Chủ tịch nước – một chiếc ghế có tiếng nhưng hầu như không có quyền lực.
Theo giới phân tích, ghế Bộ trưởng Công an sẽ trao cho ông Phan Đình Trạc – Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Tin đồn cho rằng Thượng tướng Lương Tam Quang – Thứ trưởng Bộ Công an sẽ giữ chức Bộ trưởng, là hoàn toàn không có cơ sở. Bởi 2 ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an, dứt khoát phải do Ủy viên Bộ Chính trị nắm giữ. Lương Tam Quang mới là Ủy viên Trung ương, chưa có nhiều ảnh hưởng trong Đảng, để quản lý Bộ Công an.
Nếu như vậy, ông Trọng đã thành công trong kế “điệu hổ ly sơn”, cắt đứt quyền lực của ông Tô Lâm. Theo quy định của Điều lệ Đảng, đảng viên phải “phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng”.
Vì vậy, nếu Ban Chấp hành Trung ương thông qua nghị quyết, quyết định việc chọn ông Tô Lâm cho chức vụ Chủ tịch nước, tại thì ông phải phục tùng.
Quan trọng hơn, trong khi bà Trương Thị Mai đã quyết định xin nghỉ, sau khi kết thúc Đại hội 13, ông Phạm Minh Chính sẽ yên vị với ghế Thủ tướng nhiệm kỳ tiếp theo, giới phân tích cho rằng:
“Vào lúc Trung ương phải quyết định phương án nhân sự chủ chốt, sẽ không còn một lựa chọn khả dĩ nào khác ngoài ông Trọng, cho vị trí Tổng Bí thư. Ông Trọng sẽ điềm nhiên tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4, với lời biện bạch quen thuộc, rằng, dù tuổi cao, sức yếu, năng lực có hạn, song không thể thoái thác nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó.”
Để thấy, khả năng cao, Tô Lâm sẽ mất “cả chì lẫn chài” bởi chiêu “nhất tiễn hạ song điêu” của Tổng Trọng. Ngược lại, Tổng Trọng sẽ đạt mục tiêu ngồi tiếp ghế Tổng Bí thư tại Đại hội lần thứ 14.
Chúng ta hãy chờ xem./.
Trà My – Thoibao.de