Tổng sức yếu, Tô thủ vũ khí bí mật, Thủ đánh lén. Ai sẽ lên ngôi?

Tại Hội Nghị Trung ương 9, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải dốc hết sức lực tích cóp trong nhiều tháng qua, để có mặt. Đây là Hội nghị mang tính sống còn đối với sự nghiệp chính trị của ông, nên ông không thể vắng mặt. Hình ảnh tại Hội nghị Trung ương 9 cho thấy, sức khỏe của ông Tổng bí thư không được tốt.

Sau đó, trong ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, ông đã vắng mặt. Có thể, ông vắng mặt để dưỡng sức, cho những ngày cực nhọc ở các Hội nghị Trung ương tiếp theo.

Hội nghị Trung ương 9 giải quyết xong việc kế nhiệm cho ghế Chủ tịch nước và ghế Chủ tịch Quốc hội. Nhưng đấy chỉ là phần nổi, bởi đằng sau chiếc ghế Chủ tịch nước mới là chiến trường thực sự của các phe cánh. Và thực tế, Hội nghị Trung ương 9 đã không thể quyết định được nhân sự cho ghế Bộ trưởng Bộ Công an.

Hội nghị Trung ương 9 không phân được ai nắm ghế Bộ trưởng Bộ Công an, thì cũng có nghĩa, cuộc họp của Bộ Chính trị trước đó, cũng không chọn được người vào ghế Bộ trưởng này. Bộ Chính trị là sân chơi của Tổng Trọng, trong đó, phe của ông có ít nhất 6 người. Trong khi, phe của Tô Lâm chỉ có một mình ông. Vậy mà, Tổng Trọng vẫn không thể đưa được 1 trong 3 người của ông vào vị trí Bộ trưởng Bộ Công an. Điều này cho thấy, dù Tô Lâm chỉ một mình, nhưng vẫn đủ sức đấu ngang ngửa với phe Tổng bí thư đông đúc, ngay trong Bộ Chính trị.

Ông Tổng có uy tín trong Đảng hơn ông Tô Lâm, đồng thời ông cũng nắm Ban bí thư, với 5 uỷ viên Bộ Chính trị tại thời điểm đó. Vậy mà, ông không thể khiến được Bộ Chính trị nghiêng hoàn toàn về phe ông, thì đây là dấu hỏi to tướng về quyền lực của Tô Lâm.

Hiện nay, trong Bộ Chính trị, không ai thích Tô Lâm, họ chỉ ghét và sợ, mà lại không dám ra mặt chống đối. Vậy, câu hỏi đặt ra là, “vũ khí bí mật” của ông Tô Lâm là gì?

Chỉ biết rằng, Tô Lâm có thủ “vũ khí bí mật”, chứ không ai biết chính xác, đó là thứ vũ khí gì. Tuy nhiên, có thể đoán, đấy là những xấp hồ sơ đã được điều tra kỹ càng, mà chưa công bố. Chỉ cần lặng lẽ gửi những tập hồ sơ này cho riêng từng người, thì Tô Lâm hoàn toàn có thể điều khiển được họ.

Xem ra, cuộc tranh giành vị trí Bộ trưởng Bộ Công an khó có thể ngã ngũ sớm. Một khi đã bất phân thắng bại tại Bộ Chính trị, và cũng bất phân thắng bại tại Hội nghị Trung ương, thì giờ đây, rất có khả năng tình trạng giằng co này sẽ kéo dài.

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, tưởng chừng, khi Phạm Minh Chính tung đòn bất ngờ, tước chức Bộ trưởng Bộ Công an của Tô Lâm, thì sẽ hạ gục tân Chủ tịch nước. Nhưng không, kỳ họp Quốc hội này vẫn không thể bỏ phiếu chọn Bộ trưởng Bộ Công an.

Với việc “đánh lén” của Phạm Minh Chính, nếu Tô Lâm vẫn đủ khả năng để điều khiển Bộ Công an, thì rất có thể, người phải lo sợ là Phạm Minh Chính. Ra đòn ngay lúc Tô Lâm yếu nhất, mà không thể làm ông gục ngã, thì đấy không phải là tin tốt lành cho Phạm Minh Chính.

Nếu duy trì thế giằng co lâu ngày, thì ông Trần Quốc Tỏ – em trai ông Trần Đại Quang, chính là người được lợi nhất. Với vị trí Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, ông Trần Quốc Tỏ đã được phân công điều hành Bộ Công an tạm thời. Đây là cơ hội vàng để ông Trần Quốc Tỏ củng cố sức mạnh. Ông Tỏ có thể tận dụng quyền điều hành, để xây dựng chân rết cho ông.

Về lâu dài, có thể loại Tổng Bí thư ra khỏi cuộc chơi, vì vấn đề sức khỏe. Nếu để tình trạng giằng co càng kéo dài, thì càng có lợi cho Tô Lâm. Cho nên, bài toán lúc này là cả Tổng Trọng và Thủ Chính cần liên minh, quyết hạ Tô Lâm càng sớm càng tốt, thì mới đỡ được gánh lo.

 

Trần Chương – Thoibao.de