Điểm lại, còn đối thủ nào “bạo gan” dám đối đầu với Tô Chủ tịch?

Cho đến thời điểm này, Tô Lâm xem như đã dẹp gần hết đối thủ muốn tranh đoạt ghế Tổng Bí thư với ông.

Trước tháng 3 năm nay, Tô Lâm có 3 đối thủ lớn, đấy là Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng và Phạm Minh Chính. Trong đó, Vương Đình Huệ là ứng viên số 1, Võ Văn Thưởng là ứng viên số 2 (là giải pháp ông Tổng dự phòng cho Vương Đình Huệ), ứng viên thứ 3 là Phạm Minh Chính. Ông Chính vốn đứng ngoài phe ông Tổng, và cuối cùng, có nguồn tin cho hay, ông đã cộng tác với Tô Lâm.

Con đường tranh đoạt quyền lực của Tô Lâm, tính đến thời điểm này, đã trải qua 2 lần thử thách. Thứ nhất là loại hết đệ tử ruột của Tổng bí thư; thứ nhì là giành lấy thế thượng phong cho phe Hưng Yên, sau khi ông lên làm Chủ tịch nước. Cả 2 lần này đều gặp phải sự chống đối cực mạnh từ đối thủ, nhưng cuối cùng, ông đã thành công.

Lên ghế Chủ tịch nước, đồng thời đưa một đồ đệ đoạt tay hòm chìa khóa của Tổng Bí thư, và giành chức Bộ trưởng Bộ Công an đầy quyền lực, cho một đàn em Hưng Yên khác, thì xem như, Tô Lâm chiếm giữ đến 90% mục tiêu quyền lực.

Quyền lực trong Đảng đã và đang dịch chuyển từ Văn phòng Trung ương Đảng về Phủ Chủ tịch. Nguyễn Phú Trọng giờ như con cá trong chậu của Tô Lâm. Ở vị thế này, ông Trọng sẽ không chọn được người thay thế vừa ý, và cũng chẳng còn ai để chọn. Trong bối cảnh này, liệu có còn ai đủ khả năng để tranh đoạt chức Tổng Bí thư với Tô Lâm nữa?

Hiện có 2 nhân vật có khả năng nhòm ngó ghế Tổng Bí thư, là Phạm Minh Chính và Phan Văn Giang.

Phạm Minh Chính thì tỏ ra khôn ngoan, nhất thời tránh được những đòn đánh chí tử của Tô Lâm. Tuy nhiên, Tô Lâm cũng nên nhớ, khi có điều kiện, Phạm Minh Chính chắc chắn sẽ không tha cho Tô Lâm. Chính Phạm Minh Chính đã thực hiện việc “đánh úp” Tô Lâm, bằng cách giật chức Bộ trưởng Bộ Công an khỏi tay ông, vào ngày 22/5 vừa qua. Điều này đã khiến Tô Lâm phải triệu tập Hội nghị Đảng uỷ Công an Trung ương, để giành lại ghế Bộ trưởng Công an, cho Lương Tam Quang.

Còn Phan Văn Giang, cho đến giờ, vẫn luôn tỏ ra trung dung giữa các phe. Những tưởng, Phan Văn Giang ngả về phe Tổng Trọng, tuy nhiên, ông lại án binh bất động, và đó cũng là một thuận lợi không nhỏ, khiến Tô Lâm nhanh chóng thành công trong việc giành lấy quyền lực,

Phạm Minh Chính và Phan Văn Giang, mỗi người có một điểm mạnh riêng. Tuy nhiên, cả 2 hiện đều bị đánh giá là ở cửa dưới, so với Tô Lâm. Điều này cũng không có nghĩa là họ không đạt mục tiêu, mà chẳng qua là không thắng vượt trội. Tuy nhiên, bàn cờ vẫn có khả năng xoay vần, chẳng phải, trước khi giành được chức Bộ trưởng Bộ Công an về cho Lương Tam Quang, Tô Lâm cũng bị đánh giá là ở cửa dưới so với Nguyễn Phú Trọng sao?

Trong cuộc chiến này, Phạm Minh Chính như một “con tắc kè hoa”, liên tục đổi màu theo thế cờ thắng bại của mỗi phe. Có lẽ, vì không phải là người phe ông Trọng, nên Phạm Minh Chính không bị cột chân vào trận chiến sinh tử. Và cũng nhờ thế, ông Thủ tướng mới thiên biến vạn hóa, lách qua các khe hẹp, để tồn tại. Và biết đâu, trong tương lai, một khi Tô Lâm lộ ra sơ hở, thì Phạm Minh Chính sẽ lại đâm một phát thọc sườn, có thể khiến Tô Lâm trở tay không kịp.

Về Phan Văn Giang – người đang nắm trong tay bộ máy điều tra, tổng cục tình báo quân đội, đồng thời nắm giữ sức mạnh cơ bắp vượt trội so với Công an, cũng là một mối nguy tiềm ẩn đối với Tô Lâm. Sức khỏe của ông Trọng đang ngày một yếu, và ông không còn khả năng gây ảnh hưởng đến Bộ Quốc phòng. Do đó, Phan Văn Giang thay thế ông Trọng nắm quyền Bí thư Quân ủy Trung ương. Với việc nắm chắc Quân đội, cả về mặt nhà nước lẫn mặt Đảng, thì một khi, mãnh hổ Giang gầm rú, sư tử Tô phải dè chừng.

Từ nay đến Đại hội 14, không thể loại trừ khả năng Phạm Minh Chính và Phan Văn Giang sẽ “làm gì đó”. Ván cờ vẫn có thể tiếp tục xoay vần.

 

Thái Hà – Thoibao.de