Bắc Kinh và phe quân đội – “kẻ tung, người hứng”, tìm cách hạ Tổng Bí thư Tô Lâm như thế nào?

Chỉ hơn nửa ngày sau khi phía Trung Quốc đồng ý với yêu cầu của Bộ Ngoại giao, về việc đóng cửa xả các đập thuỷ điện, đến trưa ngày 11/9, phía Trung Quốc thông báo, sẽ tiếp tục thực hiện xả lũ thủy điện vào sông Lô của Việt Nam.

Trong khi, có nhiều nghi vấn cho rằng, Trung Quốc sử dụng nguồn nước trong những ngày bão lụt lớn, làm “vũ khí” để cảnh báo với Tổng Bí thư Tô Lâm rằng, chớ vượt lằn ranh đỏ trong mối quan hệ giữa Việt – Mỹ.

Trong khi, các quốc gia phương Tây đã nhanh chóng viện trợ cho Việt Nam, để khắc phục hậu quả bão lũ. Australia viện trợ cho Việt Nam số hàng trị giá 3 triệu USD, và đã đến Hà Nội; Hoa kỳ gửi tặng 1 triệu USD…

Vậy mà, không hiểu vì lý do gì, lãnh đạo Đảng và Ban Tuyên giáo vẫn mông muội, luôn coi các nước phương Tây là thế lực thù địch. Điều đáng nói là, quan điểm kể trên của đa số lãnh đạo Đảng, được Bắc Kinh nhiệt liệt hoan nghênh.

Trang Facebook của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng, đã cho đăng lại phóng sự nhan đề “Không để cách mạng màu đổi màu giáo dục”, của kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, đã bị tháo gỡ trước đó, kèm theo lời bình luận:

“Trung Quốc và Việt Nam đều là nước Xã hội Chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cần phải cảnh giác cao trước các thủ đoạn “cách mạng màu”, của các thế lực thù địch như Mỹ. Chiêu bài “cách mạng màu” đã liên tiếp được Mỹ và các thế lực thù địch sử dụng, để chống lại các nước Xã hội Chủ nghĩa, theo kịch bản do chúng giăng ra.”

Trước đó, ngày 6/9, báo Quân Đội Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, và là tiếng nói của lực lượng vũ trang Việt Nam, đã đăng một bài xã luận với tiêu đề: “Quân đội tăng cường đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình”.

Động thái này được công luận đánh giá, là những nỗ lực của giới lãnh đạo Đảng và phe quân đội, nhằm gỡ lại uy tín bị tổn hại, sau vụ tấn công Đại học Fulbright. Những điều vừa kể cho thấy, hành động toa rập theo kiểu “kẻ tung, người hứng”, giữa lãnh đạo Bắc Kinh và lãnh đạo quân đội Việt Nam.

Ban Tuyên giáo Trung ương do Thượng tướng Quân đội Nguyễn Trọng Nghĩa đứng đầu, cũng đang nỗ lực hơn bao giờ hết, tạo nên một làn sóng bằng lực lượng dư luận viên, để bài bác các biểu hiện cổ súy cho các giá trị dân chủ từ phương Tây và Hoa Kỳ. Trong khi, họ không dám nhắc đến thái độ thiếu thân thiện trong việc xả lũ thủy điện, hay sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Những việc làm vừa kể của Ban Đảng, cũng như Ban Tuyên giáo Trung ương, sẽ còn gây ra nhiều chuyện lợi bất cập hại khác. Đặc biệt, điều này ảnh hưởng đến sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây, không chỉ trong vấn đề phát triển kinh tế, mà còn cả vấn đề phòng thủ quốc gia.

Được biết, tuyên bố chung Việt – Trung, vào tháng 8/2024 đã ghi rõ, và khẳng định:

“Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống “cách mạng màu”, cùng nhau bảo vệ an ninh chính trị và an ninh chế độ.”

Ông Tô Lâm được đánh giá là một chính khách thực dụng, và không tin vào mớ lý luận của Chủ nghĩa Cộng sản. Đây là một trong những lý do, khiến giới chức lãnh đạo bảo thủ, thân Bắc Kinh trong Đảng, và Ban lãnh đạo Trung Nam Hải hết sức lo ngại, về “diễn biến” của ông Tô Lâm.

Xin nhắc lại, có những đồn đoán cho rằng, Trung Quốc đang giật dây cho đám tay chân đàn em của cố Tổng Bí thư Trọng, để quật ngã ông Tô Lâm. Không phải vô cớ mà có những đánh giá tin tưởng, ông Tô Lâm sẽ khó có thể giữ được ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14, dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.

 

Trà My – Thoibao.de