Dùng bom nước, Tập dọa Tô xanh mặt. Chỉ Tô mới hiểu?

Có thể nói, những ngày qua, người Việt Nam đã phải chịu không chỉ một, mà là liên tiếp nhiều tai họa lớn. Thứ nhất là thiên tai, gồm bão và lũ lụt. Thứ nhì là nhân họa ập đến cùng lúc với thiên tai, khiến núi lở, cầu sụp… Đây là kết quả của việc phá rừng, khai thác tài nguyên quá mức, và rút ruột công trình, trong suốt một thời gian dài. Nhưng đó vẫn chưa phải là tai họa cuối cùng, còn một tai họa nữa cũng nguy hiểm không kém, đó là việc Trung Quốc xả lũ, nhấn chìm dân Việt trong biển nước.

Nếu nói, Tô Lâm đi Mỹ, lấy lý do là thực hiện nghĩa vụ quốc tế để qua mặt Tập Cận Bình, thì Tập cho xả lũ, như là lời nhắc nhở rằng, “ngộ có thể nhấn chìm dân Việt trong biển nước nếu cần”.

Phía Trung Quốc viện lý do là đập của họ không thể chịu nổi sức nước, tương tự cách mà các thủy điện Việt Nam hay đưa ra, để biện minh cho việc xả lũ. Thoạt nghe, lý do có vẻ rất chính đáng. Tuy nhiên, đằng sau đó có thể là một lời hăm dọa ngầm rằng, nếu Tô Lâm không biết vâng lệnh, lần sau, Tập có thể cho nhấn chìm Việt Nam theo cách tương tự.

Điều đáng nói là, suốt nhiều năm qua, Trung Quốc chưa hề có động thái xả lũ để đe dọa dân Việt, như bây giờ. Năm nay, việc Trung Quốc xả lũ xảy ra cùng thời điểm mà Tô Lâm sắp đi Mỹ, và Phan Văn Giang đã đi Mỹ được vài ngày. Dùng sức mạnh của thiên nhiên để đe dọa, cũng là một công cụ lợi hại, nó thâm hiểm hơn cả chiến tranh, bởi khó có thể lên tiếng chỉ trích kẻ gây hoạ, khi họ có lý do có vẻ “rất chính đáng”.

Từ nhiều năm, người Việt có thể nhận thấy nhân họa, do Đảng gây ra, mỗi khi thiên tai ập đến, chứ ít ai thấy được “họa Bắc triều”, được ẩn dấu dưới dạng thiên tai. Không loại trừ khả năng, Bắc Kinh cố ý cho xây dựng nhiều đập thuỷ điện, như một thứ vũ khí để đẩy Việt Nam vào thòng lọng của họ.

Có thể, Tô Lâm hiểu rõ ẩn ý đe doạ đằng sau việc Tập Cận Bình cho xả lũ, nên đã ra lệnh cho Ban Tuyên giáo chỉ đạo báo chí xóa tin về việc Trung Quốc xả lũ. Nếu không có ẩn ý chính trị, thì Ban Tuyên giáo không có lý do gì để phải sợ sệt như thế.

Chơi với Mỹ rất đơn giản, hầu hết họ làm gì cũng minh bạch, không ẩn ý, không ngầm đe dọa. Đấy mới là bạn tốt, nếu Đảng biết trân trọng. Nước Mỹ không cần chống Cộng sản như trước năm 1975, bởi thế giới đã đi qua thời kỳ chiến tranh lạnh với xung đột ý thức hệ. Ngày nay, nước Mỹ có thể kết thân với một quốc gia Cộng sản, vì lợi ích của đôi bên.

Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của Đảng, và nếu những người lãnh đạo Đảng đủ bản lĩnh, thì Việt Nam hoàn toàn có thể tiến đến gần Mỹ hơn.

Trong khi đó, chơi với Tàu thì phải hiểu ẩn ý của họ. Các đập thủy điện lớn của họ, ở thượng nguồn sông Hồng, sông Mekong và các con sông khác của Việt Nam, là những quả bom nước treo lơ lửng trên đầu dân Việt. Nếu lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam làm phật lòng họ, thì họ có thể xả những quả bom này bất cứ lúc nào.

Dù Tô Lâm đã sang Bắc Kinh “đảnh lễ” ngay sau khi lên ngôi, tuy nhiên, có vẻ như Tập Cận Bình vẫn không hài lòng. Việc Việt Nam xích lại gần Mỹ, sẽ là bước đi thách thức đối với Tập. Nếu ông Phan Văn Giang ký được những hợp đồng lớn mua vũ khí của Mỹ, thì không biết, ông Tô Lâm sẽ ăn nói thế nào với Tập.

Nội bộ Đảng đang rối ren, Tô Lâm – dù là Tổng Bí thư kiêm Bí thư Quân uỷ Trung ương, nhưng chưa thể điều khiển được phe quân đội. Do đó, có thể, Tập Cận Bình sẽ xem Tô Lâm là kẻ vô dụng.

Thượng tầng chính trị chỉ mải lo đấu đá lẫn nhau, mà không quan tâm đến việc chuẩn bị phòng ngừa thiên tai. Đảng thì chỉ mải lo làm vừa lòng bạn vàng vừa tham vừa gian. Cuối cùng, dân Việt là người gánh tất cả mọi tai họa.

Thoibao.de