Ngày 28/11 vừa qua, ông Trần Hồng Minh được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, thay cho ông Nguyễn Văn Thắng.
Ông Trần Hồng Minh vốn là Trung tướng Quân đội. Năm 2021, ông rời Bộ Quốc phòng và được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng, đồng thời tham gia Trung ương Đảng.
Dự kiến, sang năm 2025, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải sẽ nhập lại. Khi đó, ông Nguyễn Thanh Nghị – Bộ trưởng Bộ Xây dựng, bị buộc phải “tử chiến” với ông Trần Hồng Minh, để giành suất Bộ trưởng. Chính sách “khắc nhập” của ông Tô Lâm, bề ngoài là tinh giảm bộ máy nhà nước, nhưng ẩn đằng sau là kế hoạch loại bỏ một số nhân vật cấp cao không thuộc hệ sinh thái quyền lực của Tô Lâm.
Như vậy, khi sáp nhập 2 bộ, một trong 2 bộ trưởng phải bị loại. Vậy, ai sẽ là người bị loại?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, ông Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện công khai cùng với ông Tô Lâm nhiều hơn.
Mới đây, ông Ba Dũng tổ chức tiệc sinh nhật, như một kiểu “Đại hội võ lâm”, vừa để phô trương thanh thế, vừa để quy tụ đàn em về một mối, vừa khoe với Tô Lâm khả năng tập hợp quần hùng về dưới trướng. Chưa bao giờ Tô Lâm lại cần người hỗ trợ như lúc này, mà Ba Dũng chính là người hữu ích.
Khả năng cao, sau khi sáp nhập 2 bộ, Nguyễn Thanh Nghị sẽ làm Bộ trưởng; nếu không, có thể đưa ông Nghị về Ban Bí thư, để từ đó giới thiệu vào Bộ Chính trị. Đây là cơ hội để ông Nghị tiến lên, hơn là đặt ông vào mối nguy sinh tồn. Ông Dũng luôn sát cánh cùng con trai trên từng bước đi trong chính trường, vào lúc này, chắc chắn, ông sẽ không để con trai mình gặp nguy hiểm trên chính trường hiểm ác.
Ba Dũng là người thực tế, khi ông muốn ông Tô Lâm giúp đỡ, thì ắt hẳn, ông sẽ không nhờ vả suông, mà phải có những kế hoạch cụ thể.
Ông Dũng đã tăng cường các hoạt động hậu trường rầm rộ, trong thời gian gần đây. Đặc biệt, chính sách “khắc nhập” của ông Tô Lâm khá giống với chính sách “khắc nhập” của ông Ba Dũng, cách đây 17 năm. Cho nên, có thể đoán, chính sách này đến từ tư vấn chiến lược của Ba Dũng dành cho Tô Lâm, giúp ông Tô Lâm có thêm công cụ thanh trừng mới.
Ngoài ra, ông Tô Lâm đang bị thế lực quân đội tranh quyền. Từ khi ông Lương Cường lên Chủ tịch nước, phe quân đội và công an cạnh tranh nhau từng chút. Ông Cường kéo các ông Phan Văn Giang, Phạm Ngọc Hùng và Trần Công Chính sang Chile, như muốn thể hiện tình đoàn kết trong Bộ Quốc phòng. Ngay sau đó, ông Tô Lâm giật lấy quyền Chủ tịch nước, trong chuyến thăm Malaysia.
Ngoài ra, các tướng lĩnh quân đội cũng đang bắt chước các tướng công an (như Phạm Minh Chính và Trần Quốc Tỏ…) chuyển sang dân sự, nắm ghế bí thư tỉnh. Mà một vị tướng vũ trang, sau khi được bố trí về làm quan đầu tỉnh, thường sẽ tiến về Trung ương rất nhanh.
Trung tướng Trần Hồng Minh là một tướng có thành tích khá ấn tượng. Đáng nói, ông chính là người tiền nhiệm của ông Nguyễn Hồng Thái tại Quân khu 1.
Từ năm 2021 đến nay, ông Minh giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng, một tỉnh thuộc vùng chịu trách nhiệm của Quân khu 1 (gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh và Thái Nguyên). Một ông tướng nắm quân khu, và một tướng nắm chức bí thư tỉnh, 2 ông tướng trong cùng một khu vực Cao Bằng, như một khu rừng có 2 con hổ, sẽ không ưa nhau.
Về Bộ Giao thông Vận tải, ông Trần Hồng Minh có cơ hội rất cao vào được Bộ Chính trị. Phải chăng, ông Tô Lâm muốn chặn ông Trần Hồng Minh?
Đối thủ của Nguyễn Thanh Nghị rất nặng ký. Tuy nhiên, ông Nghị có Ba Dũng và ông Tô Lâm hỗ trợ. Cuộc chiến này, nếu xét toàn diện thì xem ra cân sức.
Liệu Nguyễn Thanh Nghị có tiến lên sau khi sáp nhập hay không? Thời gian sẽ trả lời.
Thái Hà – Thoibao.de