Cuộc đời làm chính trị của Tô Lâm đạt đến đỉnh cao vào năm 2024. Sau 8 năm nuôi quân nuôi tướng, nắm chắc Bộ Công an. Đến khi sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng yếu đi, là thời điểm chín muồi cho để Tô Lâm cất vó một lần, và thâu tóm tất cả.
Trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ, một Bộ trưởng Bộ Công an, trong vòng hơn 30 ngày mà bẻ gãy 2 ghế “Tứ trụ”. Đây là cuộc đấu trí cân não giữa ông “vua già” sắp tìm về với Karl Marx Lenin và kẻ phản thần, với thắng lợi cuối cùng thuộc về kẻ phản thần.
Suốt 8 năm ngồi ghế Bộ trưởng, ông Tô Lâm đã tỏ ra là một thuộc hạ mẫn cán đối với Tổng Trọng. Tuy nhiên, thực chất, ông lại là đàn em của ông Nguyễn Tấn Dũng – kẻ thù của ông Trọng. Suốt thời gian ẩn nấp dưới trướng của ông Trọng, mối quan hệ giữa Ba Dũng và Tô Lâm được giấu rất kỹ. Việc dùng sai người này đã khiến ông Trọng phải trái đắng cuối đời, trước khi xuống suối vàng.
Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, ông Tô Lâm từ Bộ trưởng Bộ Công an, leo lên ghế Chủ tịch nước, rồi lên tiếp ghế Tổng Bí thư. Đáng chú ý là, sau khi lên chức, ông lập tức cho đàn em trám ngay vào ghế Bộ trưởng mà ông vừa để lại. Vì thế, rất nhanh chóng, ông có thể thâu tóm quyền lực về tay, và biến nhóm Hưng Yên trở thành nhóm lợi ích chính trị mạnh nhất.
Thành công thâu tóm quyền lực, Tô Lâm liền tung ra chính sách lớn tinh giản bộ máy. Chính sách này vừa có thể lấy lòng dư luận, vừa thanh trừng thành phần không thuộc hệ sinh thái quyền lực của ông. Mệnh lệnh Tô Lâm ban ra như núi, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương khẩn trương thực hiện chính sách trên.
Tuy nhiên, khi gần đến thời điểm thực hiện, thì lác đác đây đó đã xuất hiện những chính sách cản đường. Đáng chú ý, nhóm Nghệ An có nhiều người tỏ ra “chống đối” nhất, tính đến thời điểm này.
Sang năm mới, ông Tô Lâm sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ lớn. Thứ nhất, làm sao thúc đẩy cho chính sách tinh giản bộ máy được thực hiện triệt để. Đây được xem là cái khó đầu tiên. Tiếp theo là phải “chiến” để đưa thêm đàn em vào Bộ Chính trị, củng cố độ vững chắc cho ngai vàng, mới vừa chiếm giữ chưa lâu. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, bởi đang có dấu hiệu cho thấy, các phe trong quân đội đã liên kết nhau, và liên kết với nhóm Nghệ An, để hình thành lực lượng đối trọng. Cuối cùng, ông Tô Lâm phải giành cho được suất ứng viên duy nhất cho ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ sau.
Đáng lo nhất là việc các ông Phạm Minh Chính, Lương Cường và Phan Văn Giang liên minh.
Năm cũ, ông Tô Lâm dễ dàng thắng lớn, bởi đã âm thầm ủ mưu từ nhiều năm, khiến cả Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và các phe phái khác đều bất ngờ. Giờ đây, ông đã có thế và lực mạnh hơn, quyền lực lớn hơn, nhưng ngược lại, yếu tố bất ngờ đã không còn. Mọi thế cờ của ông đều không còn có thể che giấu được, trước các thế lực khác. Vậy nên, năm mới 2025 hứa hẹn là một năm khó khăn không nhỏ đối với ông Tổng Bí thư họ Tô.
Năm 2025 sẽ là năm mà các thế lực trong Đảng đều dồn hết sức để phang nhau, để giành lợi thế trên bàn cờ chính trị. Đây cũng là năm chạy chức chạy quyền mạnh nhất, bởi chạy đua cho Đại hội, và bởi né chính sách tinh giản bộ máy.
Cho nên, năm mới 2025, người dân cần chuẩn bị tâm lý sẽ bị hệ thống quan lại cao thấp trấn lột hết mức có thể. Sẽ không có chính sách nào vì nước vì dân, mà chỉ vì túi tiền nhà quan. Từ “vì dân” chỉ là bánh vẽ từ suốt bao năm, và nay vẫn thế.
Ông Tô Lâm đã hưởng trọn một năm 2024 thành công ngoài mong đợi. Năm 2025, nếu phần còn lại của Bộ Chính trị không có kế sách đối phó hiệu quả, thì sẽ lại là năm thành công nữa đối với Tô Lâm. Điều này đồng nghĩa với việc các phe phái khác sẽ “bị thịt”.
Hoàng Phúc – Thoibao.de