Theo báo chí nhà nước, Công an tỉnh Kiên Giang đã hoàn tất, đề nghị Viện Kiểm sát cùng cấp truy tố cựu Đại tá Lê Văn Mót, 59 tuổi, cựu trưởng Công an Thành phố Phú Quốc về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự. Được biết, ông Mót cùng “em gái nuôi” lừa 4 người mua đất công, đất rừng phòng hộ chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Cựu đại tá khai ‘chỉ nhận quà’.
Công an thành tội phạm khoảng cách rất gần. Thật ra, họ đang thực hiện cái gọi là “thi hành nhiệm vụ” rất nhiều trong đó là hành động phạm tội. Ví dụ như cảnh sát giao thông phục kích bắt lỗi dân kiếm tiền bỏ túi. Bề ngoài là “công vụ” nhưng bên trong là hành động phạm pháp, phạm tội ăn hối lộ.
Cựu thiếu tướng Đỗ Hữu Ca-Cựu giám đốc Công an thành phố Hải Phòng. Khi còn quyền lực trong tay, ông ta cũng nhân danh công lý để cướp nhà nông dân Đoàn Văn Vương gây ra vụ án dân oan nổi tiếng. Khi được đồng chí che chở, được pháp luật bảo kê, ông ta lên truyền thông nói đạo lý. Thế rồi khi hết quyền lực, ông ta bị Đinh Văn Nơi bắt và sự thật phơi bày, ông ta là một tội phạm gộc trong xã hội.
Trường hợp cựu Đại tá Lê Văn Mót và cựu Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca chỉ là những trường hợp “tai nạn”, bởi chẳng ai trong bộ máy Công an sạch sẽ nhưng người bị Pháp luật tóm lại rất hiếm.
Quan chức nào cũng ăn nhưng quan chức ngành Công an sẽ an toàn hơn, ít bị sờ gáy hơn. Bởi Công an được đặc quyền đứng trên luật, được “làm luật” với dân, thậm chí có thể làm luật với cả đồng chí của mình. Chỉ có ai “xui rủi” trở thành kẻ thua cuộc trong trò chơi quyền lực thì mới dính vào luật pháp. Khi ăn, Lê Văn Mót và Đỗ Hữu Ca ắt không nghĩ hành động đó sẽ bị dính luật pháp vì có lẽ, hai ông này nghĩ, ăn giống như đồng chí của mình sẽ không sao.
Huỳnh Tú-Thoibao.de