Vì sao Tổng BT Tô Lâm không thể bỏ qua vấn đề Kê khai Tài sản của các quan chức?

Vào năm 2012, ngay sau khi nắm toàn quyền lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc, ông Tập Cận Bình đã phát động một công cuộc chống tham nhũng mang tên “đả Hổ, diệt Ruồi”, nhằm làm trong sạch bộ máy chính trị của Trung quốc.

Tuy nhiên, mới đây truyền thông quốc tế đưa tin, tài sản của gia đình Tập Cận Bình vẫn tăng bất chấp chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập đóng vai trò chủ đạo.

Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ, gia đình của họ Tập có thể đã hưởng lợi từ mối quan hệ với giới chức quyền lực trong bộ máy chính trị của nước này. Theo đó, gia đình của Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn nắm giữ hàng triệu đô la có thể có được từ lợi ích kinh doanh và đầu tư tài chính, bất chấp chiến dịch chống tham nhũng kéo dài hàng thập kỷ của ông.

Theo giới phân tích, bài học kể trên của chính trị Trung quốc rất có giá trị với hệ thống chính trị ở Việt nam hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. 

Hơn thế nữa, chiến dịch “đốt lò” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động vào năm 2016, về thực chất là một bản sao của chiến dịch “đả Hổ, diệt Ruồi” của Trung quốc.

Nhất là, vào thời điểm hiện nay, khi xã hội Việt nam đang rúng động với các vụ án tham nhũng “siêu khủng”. Điển hình như: Đại án Kit test Việt Á của gia đình cựu Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc; Đại Án Vạn Thịnh Phát của “bà trùm” Trương Mỹ Lan; hay mới nhất là Đại Án Tập đoàn Phúc Sơn của đại gia Nguyễn Văn Hậu – tức Hậu “pháo”. Người đã chi hàng trăm tỷ đồng cho các lãnh đạo là Bí thư và Chủ tịch của 5 tỉnh, để kết cục vướng vào vòng lao lý.

Đáng chú ý, theo các nguồn tin nội bộ tiết lộ cho thoibao.de được biết, trong Bộ Công An hiện nay Cơ quan Điều tra đang áp dụng một thông lệ “bất thành văn”. Đó là, nếu các bị án chấp nhận điều kiện “cưa đôi” tổng số tài sản với cơ quan Công An thì sẽ được giảm nhẹ hình phạt.

Theo giới thạo tin, đó là lý do vì sao các đại án thường bị kéo dài qua nhiều năm, thậm chí Hồ sơ của vụ án thường bị Cơ quan Công tố trả lại và yêu cầu điều tra bổ xung. Như vụ án Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh phát là một minh chứng điển hình.

Trước khi trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng Sản Việt nam, ông Tô Lâm là Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Công An. Có nhiều ý kiến cho rằng, ông Tô Lâm quá hiểu rõ thậm chí là người rất lọc lõi trong vấn đề chạy án.

Thậm chí, liên quan đến Tập đoàn Xuân cầu Holding một công ty gia đình với trị giá nhiều tỷ USD, nhờ sự giúp sức của Tổng Bí thư Tô Lâm. Đã có các cáo buộc khẳng định, một phần lớn tiền chạy của các Đại Án được nộp về cho Tập đoàn Xuân cầu để tái đầu tư. 

Với mục tiêu, để Xuân cầu Holding trở thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất, đồng thời để đến khi ông Tô Lâm đến lúc nghỉ hưu sẽ trở thành một tài phiệt hàng đầu ở Việt nam.

Công luận đặt câu hỏi, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cán bộ, công chức, đặc biệt là những người giữ vị trí cao trong bộ máy Nhà nước, đều phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhập theo Luật Phòng, Chống tham nhũng. 

Nhưng, trong một thời gian dài kể cả dưới thời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đây. Hay, thời của đương kim Tổng Bí thư Tô Lâm hiện nay, vấn đề thực hiện Kê khai Tài sản đã không được quan tâm thậm chí không hề được đề cập đến?

Phải chăng, đây là một lỗ hổng lớn để từ đó dẫn đến tình trạng, gia đình của các quan chức lãnh đạo có thể vẫn có thêm thu nhập rất lớn từ lợi ích nhóm, bất chấp chiến dịch chống tham nhũng?

Xin đừng quên, với một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, việc Kê khai tài sản của quan chức là điều hết sức cần thiết để phòng, chống tham nhũng. 

Đồng thời, sẽ tăng cường sự minh bạch, cũng như đảm bảo sự liêm chính và trách nhiệm giải trình của các cán bộ lãnh đạo, và công chức đối với công luận.

Trà My – Thoibao.de