Trong bối cảnh, Tổng Bí thư Tô Lâm đang chủ trương đưa đất nước bước vào một “kỷ nguyên mới” về phát triển và hội nhập. Việc Hoa Kỳ áp mức thuế bổ sung 46% lên hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu rộng và nghiêm trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế đối ứng 46% vào hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, VN-INDEX mất khoảng 185 điểm, thị trường vốn hóa của nước này đã “bốc hơi” khoảng 1,1 triệu tỷ đồng – tương đương với 40 tỷ USD.
Việc bị đánh thuế cao như vậy đã khiến Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị Mỹ xem là trợ cấp không công bằng, sử dụng hàng hóa của quốc gia thứ 3 để lẩn tránh thuế, hoặc bóp méo thị trường.
Chính chiêu trò giả xuất xứ này đã khiến Việt Nam trước đó, đã nhiều lần bị phía Mỹ cảnh báo, và là một trong những nguyên nhân dẫn đến các đòn thuế cao mới đây từ Hoa kỳ nhắm vào hàng xuất khẩu từ Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 136,6 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam chỉ hơn 13 tỷ USD, với mức thâm hụt lên đến 123,5 tỷ USD.
Trong khi, mức thâm hụt “nhập siêu” giữa Việt Nam và Trung quốc năm 2024 ở mức hơn 82 tỷ USD. Với kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 144 tỷ USD, tăng 33,35 tỷ USD so với năm trước.
Điều đó đã thể hiện cho thấy, một số lượng lớn các hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, đã mượn đường thông qua Việt nam để xuất sang Mỹ nhằm trốn thuế.
Theo ông Peter Navarro, cố vấn Tổng thống Donald Trump, khẳng định rằng: “Việt Nam thực chất là thuộc địa Kinh tế của Trung quốc. Theo đó, Bắc kinh đã sử dụng Việt Nam để trung chuyển hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ để trốn thuế và né các rào cản thương mại.
Phải chăng, thu nhập chủ yếu của nền kinh tế Việt nam, trong nhiều năm quan đều xuất phát từ chính sách kinh tế “phụ thuộc” và láu cá? Nếu, trong thời gian tới đây, với mức thuế áp lên tới 46%, theo giới chuyên gia kinh tế, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam tới đây có thể giảm từ mức 6-7% xuống chỉ còn 1-2%.
Việc GDP rơi xuống mức 1-2% là khả năng không phải là không thể. Đây là điều nhà nước Việt nam cần phải có phương án chuẩn bị sẵn, để đối mặt với các khủng hoảng. Theo giới phân tích đánh giá, Nếu tăng trưởng GDP của Việt Nam tụt xuống mức 1–2%, đời sống người dân trong tương lai gần sẽ bị ảnh hưởng rất tiêu cực.
Cụ thể, người lao động phổ thông có nguy cơ mất việc, đời sống bấp bênh, đặc biệt ở các khu công nghiệp. Đối với, tầng lớp trung lưu chi tiêu sẽ bị thắt chặt, và cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, khi kinh tế sụt giảm.
Trong khi đó, vấn đề tư duy kinh tế “vĩ mô” của Tổng Bí thư Tô Lâm, đối với các vấn đại sự quốc gia như vừa kể là những vấn đề lớn cần phải bàn. Theo đó, chỉ cần một sai lầm nhỏ của ông Tô Lâm và ban cố vấn sẽ tạo ra các hệ lụy khó có thể lường trước được.
Không chỉ là việc, trong cuộc điện đàm với ông Donald Trump, Tổng Bí thư Tô Lâm đã cố gắng lấy lòng Tổng thống Mỹ một cách quá mức, dẫn tới việc quỵ lụy không xứng tầm lãnh tụ.
Cũng như ngay sau đó, ông Tô Lâm đã gửi một công hàm ngoại giao cho Donald Trump để xin được áp thuế 0% cho hàng Mỹ nhập khẩu vào Việt nam. Điều đó, đã cho thấy, một sự hiểu biết về kinh tế vĩ mô của Tổng Bí thư Tô Lâm và ban cố vấn đã hết sức có vấn đề, đã ở dưới mức bình thường.
Chưa kể đến, việc so sánh nội dung của bức Công hàm của Tổng Bí thư Tô Lâm, với bức Công hàm với nội dung tương tự của Thủ tướng Campuchia – ông Hun Manet gửi Tổng thống Trump. Để thấy trình độ, khả năng học vấn của lãnh đạo Campuchia đã bỏ xa Tổng Bí thư Tô Lâm và giới chức lãnh đạo Việt nam.
Công luận đặt câu hỏi, với những điều vừa liệt kê kể trên, vậy Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ đưa Việt nam bước vào “kỷ nguyên mới” với một “hành trang” trống rỗng như thế thì đất nước và dân tộc Việt nam sẽ đi về đâu?
Trà My – Thoibao.de