Ngày 25/4/2025, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã ngang nhiên cắm cờ và triển khai lực lượng trên đá Hoài Ân, một thực thể nằm trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Động thái này không chỉ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, mà còn là hành vi công khai thách thức Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Điều đáng nói là, trong khi Mỹ và Philippines đã nhanh chóng lên tiếng phản đối mạnh mẽ, thì phải đến ngày 3/5/2025 – tức hơn một tuần sau Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng tuyên bố phản đối chính thức.
Sự chậm trễ này không chỉ đặt ra câu hỏi về hiệu quả của công tác bảo vệ chủ quyền, mà còn hé lộ một nghịch lý lớn. Đó là, tại thời điểm hải cảnh của Bắc kinh cắm cờ ở bãi cạn Hoài Ân, thì quân đội nước này cũng đang hiện diện trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Cụ thể, có 118 quân nhân Trung Quốc tham gia duyệt binh bên cạnh các lực lượng vũ trang Việt Nam. Đây là một hình ảnh vừa khó hiểu, vừa đầy mâu thuẫn.
Tại sao, trong khi ngoài Biển Đông kẻ giặc giương cờ áp đặt chủ quyền, nhưng trong đất liền thì lũ giặc ấy lại được tiếp đón như những “bạn vàng, và đồng chí 4 tốt”?
Công luận đã đặt câu hỏi: Tại sao, trước hành vi xâm phạm chủ quyền trắng trợn đó, lãnh đạo chính quyền Việt Nam & Quân đội của họ vẫn im lặng?
Theo giới phân tích chính trị, sự im lặng kéo dài của lãnh đạo Việt nam trước việc Trung Quốc cắm cờ trên đá Hoài Ân là biểu hiện của sự thỏa hiệp hoặc yếu đuối.
Một số ý kiến biện hộ cho rằng do thời điểm cuối tháng 4/2025, Việt Nam đang dồn lực cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, với sự kiện diễu binh lớn. Trong đó, có sự góp mặt của khối Quân Đội của Trung Quốc được mời tham gia lễ diễu binh.
Đây có thể là lý do đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam e dè, không muốn làm “phật lòng” với Bắc Kinh. Nhưng ngược lại, đây lại là một tín hiệu “cực kỳ” nguy hiểm đáng báo động, phải chăng vì muốn giữ hòa khí với “bạn vàng” phương Bắc, mà lãnh đạo Việt nam bỏ qua hành vi xâm lược rõ ràng?
Đã từ lâu, trên thực tế Quân đội Trung Quốc liên tục có những hành vi thô bạo nhằm cưỡng đoạt chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Nhưng, Quân đội Việt Nam vẫn coi họ là “đồng chí tốt”, thậm chí mời tham gia diễu binh long trọng.
Điều này đi ngược với đạo lý truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của dân tộc Việt nam ngàn đời nay.
Theo giới phân tích, khi Việt nam càng e dè, càng lùi bước, thì họ tức Trung quốc càng lấn tới. Sự kiện bãi cạn Hoài Ân là minh chứng cho điều đó. Đây, cũng là cách Trung Quốc đang thăm dò mức độ phản ứng của Việt Nam, và nếu thấy phản ứng yếu ớt, họ sẽ lấn tới những vấn đề khác.
Trong khi, các nước như Philippines đang chủ động quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, tăng cường liên minh quốc phòng với Mỹ để bảo vệ chủ quyền.
Thì Quân đội Việt nam đến nay lại xác định dựa hẳn vào Trung quốc để duy trì con đường Xã hội Chủ nghĩa. Nếu như thế, thì ranh giới giữa bảo vệ chủ quyền và thỏa hiệp với giặc phương Bắc sẽ khó có thể nhận ra.
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm là nhân vật quyền lực nhất quốc gia, và có tiếng nói cuối cùng trong mọi định hướng đối nội và đối ngoại. Với chiến lược “đối ngoại cân bằng” giữa các cường quốc, đây là một chiến lược khôn khéo.
Tại sao, đến nay, Tổng Bí thư Tô Lâm lại có thái độ “đồng lõa” với giới chức lãnh đạo Quân đội, và coi việc đón quân đội Trung Quốc tham gia duyệt binh quan trọng hơn việc bảo vệ chủ quyền của đất nước ở Trường Sa?
Khi một phần lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia bị Bắc kinh xâm phạm, mà ông Tô Lâm hoàn toàn không lên tiếng, không chỉ đạo các cơ quan chức năng có phản ứng mạnh mẽ, và kịp thời.
Thì đó không còn là vấn đề trách nhiệm của ngành Ngoại giao, hay Quân đội Việt nam, mà đây là “biểu hiện” của sự nhún nhường trước kẻ thù và bạc nhược trước vận mệnh đất nước của Tổng Bí thư mang tên Tô Lâm.
Trà My – Thoibao.de