Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là một minh chứng cho sự yếu kém, của Chính quyền Thành phố Hà Nội. Đội vốn hơn 100%, 12 lần chậm tiến độ, dự án kéo dài đến 10 năm.
Đâu chỉ có dự án Cát Linh – Hà Đông. Dự án Nhổn – Ga Hà Nội lại mất những 15 năm chưa xong, cũng đội vốn từ 18.408 tỷ đồng lên 34.826 tỷ đồng, số vốn đội lên là 16.418 tỷ đồng (đội 89,2%), còn tuyến Bến Thành – Suối Tiên lại mất những 17 năm. Dự án này cũng đội vốn từ 17.000 tỷ đồng lên 47.000 tỷ đồng, số vốn đội lên là 30.000 tỷ đồng (đội 176.5%).
Đấy là những dự án có vốn đầu tư dưới 2 tỷ đô la mà còn quản lý không xong. Vậy với dự án Đường sắt Cao tốc Bắc Nam dài hàng ngàn km, trị giá lên 60 tỷ đô la Mỹ thì dư luận cho rằng, nó chắc chắn quá tầm đối với bộ máy nhà nước. Sẽ không có ban quản lý dự án nào đủ tầm để làm chủ một dự án quy mô như thế.
Dư luận đánh giá như thế, và có vẻ như Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nhìn ra vấn đề này nhưng họ không chịu thừa nhận. Một bộ máy nhà nước quá thối nát, chỉ muốn tranh ăn nhưng không muốn cống hiến thì liệu rằng, với dự án Đường Sắt Cao tốc Bắc Nam có đảm bảo đúng tiến độ và không đội vốn được hay không? Câu trả lời cho việc này ắt không khó. Ai cũng nhìn thấy năng lực của bộ máy chính quyền.
Việc Đảng Cộng Sản đồng ý cho Phạm Nhật Vượng nhảy vào làm đường sắt thay cho Ban quản lý dự án của nhà nước, được xem là giải pháp khắc phục sự bất lực của bộ máy nhà nước trong vấn đề này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, Ban quản lý dự án của Nhà nước không đủ năng lực thực hiện dự án thì liệu Phạm Nhật Vượng có đủ năng lực hay không?
Đối với Phạm Nhật Vượng, ông là người thành công mảng bất động sản. Mà trong sự thành công này, có sự trợ giúp của những chính sách nhà nước. Vinhomes của ông Phạm Nhật Vượng vẫn chưa thành công bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Một doanh nghiệp thành công được trợ lực chính trị thì có phải là doanh nghiệp có năng lực thực sự hay không?
Mảng công nghệ, cho tới nay ông Vượng chưa thành công bất kỳ dự án nào, kể cả xe điện Vinfast. Thất bại ê chề tại Mỹ và Âu Châu đã cho thấy rằng, ông Vượng không đủ năng lực “bơi ra biển lớn” khi mà ông rời khỏi cái nôi được trợ lực chính mạnh mẽ.
Ngay trong nước, nơi mà ông nhận trợ lực chính trị rất lớn, ông vẫn không thể thành công nhiều dự án, trong đó có nhiều dự án công nghệ. Có thể kể ra như:
Năm 2019, Vingroup của ông Vượng đã đóng cửa chuỗi cửa hàng điện máy, công nghệ VinPro và sàn thương mại điện tử Adayroi. Cho hoán đổi cổ phần công ty VinCommerce, đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+ cho tập đoàn Masan. Ngoài ra, Vingroup cũng bán luôn VinEco cho Masan trong thương vụ này.
Năm 2018, Vingroup thành lập Công ty Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart mục đích là sản xuất điện thoại thông minh và tivi thông minh. Tuy nhiên, sau đó ông cho giải tán.
Như vậy có thể thấy, mảng công nghệ vẫn là nơi mà Phạm Nhật Vượng chưa thể thành công. Vậy thì Đảng Cộng Sản giao cho ông Vượng làm đường sắt cao tốc là một canh bạc rủi ro. Đem tiền dân nhét vào tay Phạm Nhật Vượng.
Với quyết định đồng ý cho Vinspeed của Phạm Nhật Vượng vay 49 tỷ đô la Mỹ với lãi suất 0% và kỳ hạn 35 năm là một quyết định có vấn đề. Nếu không vì lợi ích dưới gầm bàn của khoản vay khổng lồ này thì không ai lại đồng ý cho vay như thế. Rất nguy hiểm cho nền kinh tế.
Hiện nay ông Phạm Nhật Vượng đang đốt mỗi năm vài tỷ đô la Mỹ để duy trì Vinfast. Dự là túi tiền Vingroup sẽ cạn sớm. Nếu thêm khoản vay vô lý từ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam được duyệt, rất có thể Đảng Cộng Sản đem tiền dân cho Vượng Vin đốt.
Vượng Vin cùng vua chúa và các quan đại thần được lợi, còn đất nước và nhân dân sẽ gánh nợ.
Hoàng Phúc-Thoibao.de