Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 12 – Khóa XIII đã khai mạc vào ngày 18/7/2025, sớm gần ba tháng so với kế hoạch thông thường.
Việc triệu tập hội nghị Trung ương lần này vào thời điểm hết sức nhạy cảm, khi chỉ còn chưa đầy sáu tháng là đến Đại hội lần Đảng lần thứ 14.
Đáng chú ý, tại hội nghị trung ương lần thứ 12 – Khóa 13, một nhiệm vụ trọng tâm là sẽ tiến hành bàn bạc để xem xét tiến hành việc Sửa Điều lệ Đảng và giảm số ủy viên Trung ương để chuẩn bị tổ chức Đại hội 14?
Từ đó, đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về những mưu toan chính trị phía sau cái gọi mà Tổng Bí thư Tô Lâm mô tả là “toàn Đảng hàng thẳng, lối thông” để gấp rút chuẩn bị cho Đại hội 14.
Theo giới phân tích, Hội nghị Trung ương 12 không chỉ là một phiên họp định kỳ, mà thực chất mang theo các toan tính cốt lõi về công tác nhân sự “chủ chốt” theo hướng ưu tiên cho phe Công an của ông Tô Lâm.
Do đó, Hội nghị Trung ương 12 cần phải bất ngờ tổ chức sớm hơn được cho là cách mà ông Tô Lâm muốn tạo “áp lực” cho việc chốt danh sách nhân sự dự kiến cho các ghế Ủy viên Trung ương, cũng như Ủy viên Bộ Chính trị trước áp lực thời gian.
Theo giới quan sát quốc tế, Tổng Bí thư Tô Lâm được đánh giá là người hành động nhanh, quyết đoán và không ngại cải cách dù đang ở năm cuối của nhiệm kỳ.
Việc ông Tô Lâm thúc đẩy hàng loạt cải cách quy mô lớn trong bối cảnh trước Đại hội là điều rất hiếm thấy, và điều đó đã cho thấy ông ta – tức Tô Lâm không chỉ muốn củng cố quyền lực hiện tại mà còn đang chuẩn bị cho khả năng tiếp tục sẽ trở thành “trường hợp đặc biệt” và sẽ ở lại nhiệm kỳ Đại hội 14.
Điều này phản ánh một chiến lược quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm, do vậy, việc tổ chức Hội nghị Trung ương 12 sớm hơn bởi đây là “cuộc chạy đua nước rút lần cuối” trong cuộc chiến quyền lực trước Đại hội 14.
Trong lúc, các phe phái trong nội bộ đảng đã và đang ráo riết tạo liên minh và củng cố vị thế của mình. Do đó, sự chủ động này của ông Tô Lâm, nhằm khóa danh sách nhân sự chủ chốt để một khi đã thống nhất thông qua sẽ rất khó đảo ngược.
Đây được đánh giá là một đòn “tiên hạ thủ vi cường nhằm tái lập sự quân bình giữa các phe phái ở trong đảng. Với tư cách là Tổng Bí thư, thì mặc nhiên ông Tô Lâm sẽ là người chủ trì và nêu ra các quyết sách lớn.
Việc khởi động sớm Hội nghị Trung ương 12 sớm hơn 3 tháng còn được cho là nhằm thúc ép và lôi kéo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về với phe Công An. Đồng thời tạo sức ép với phe Quân đội phải gấp rút “chốt sổ” nhân sự nhanh, nếu không muốn mất thế nhân sự.
Và, cuối cùng, là tạo áp lực nhằm chuyển một thông điệp để các phe phái khác còn lại phải nhanh chóng chọn phe, để tránh bị đẩy ra ngoài lề.
Quan trọng hơn, Hội nghị Trung ương 12 là một hội nghị mang tính “bản lề” với mục tiêu sẽ chốt xong nhân sự Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, lẫn nội dung sửa Điều lệ Đảng để sửa đổi Hiến pháp.
Việc Hội nghị Trung ương 12 tổ chức rất sớm với tinh thần “khẩn cấp, gấp rút” là điều hết sức khác thường. Đây sẽ là một phép thử đồng thời là một thách thức lớn cho Tổng Bí thư Tô Lâm và liệu ông có thành công?
Tuy nhiên, việc tập trung quyền lực của ông Tô Lâm vốn được đánh giá là việc “tập trung hóa một cá nhân” đang vấp phải phản ứng từ phe Quân đội, cũng như ông Trần Thanh Mẫn vẫn đang ráo riết củng cố thế lực, và không dễ “nhường đất”.
Nếu Hội nghị Trung ương 12 là một ván cờ, thì nó cho thấy Tổng Bí thư Tô Lâm đang chơi ván bài “tất tay”, và ván bài này có thắng hay không, chỉ còn chờ sau khi kết thúc Đại hội 14 vào tháng 1/2026.
Trà My – Thoibao.de