Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức Bärbel Kofler lên tiếng về việc kết án Hoàng Đức Bình

Một bản án tù nặng nề chưa từng có về các tội danh như “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “chống người thi hành công vụ”. Theo quan điểm của tôi, tranh đấu cho quyền lợi của người khác bằng một cách thức ôn hòa, không thể coi như là một tội phạm được. Như vậy Chính phủ Việt Nam tiếp tục đường lối trấn áp xã hội dân sự cũng như đàn áp tự do bày tỏ ý kiến và tự do biểu tình.

Sau đây là bản dịch toàn văn Tuyên bố của bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ CHLB Đức.

Về việc kết án nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Hoàng Đức Bình 14 năm tù, hôm nay ngày 07/02/2018 Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, bà Bärbel Kofler đã tuyên bố như sau:

Một lần nữa ở Việt Nam một nhà hoạt động bị kết án tù nặng nề, anh dấn thân đấu tranh một cách ôn hòa cho những nhà bảo vệ nhân quyền bị cầm tù và bảo vệ môi trường. Như vậy Chính phủ Việt Nam tiếp tục đường lối trấn áp xã hội dân sự cũng như đàn áp tự do bày tỏ ý kiến và tự do biểu tình – đặc biệt là đối với án tù nặng nề chưa từng có về các tội danh như “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “chống người thi hành công vụ”.

Như thế Việt Nam vi phạm các Công ước quốc tế mà chính Việt Nam đã ký kết. Nhưng trên hết, chính Hiến pháp Việt Nam đảm bảo quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do biểu tình. Do đó không thể nào hiểu được, một khi những người dân tranh đấu ôn hòa cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mà họ lại bị kết án với những cáo buộc lợi dụng những quyền cơ bản này.

Ngoài ra, với trường hợp Hoàng Đức Bình, lại thêm một nhà hoạt động trở thành nạn nhân của một nền pháp lý mà bị áp đặt bởi chính trị, anh Bình đã dấn thân cho những mối quan tâm chính đáng của cư dân miền Trung Việt Nam. Nhiều ngư dân và nông dân đã mất kế sinh nhai sau thảm họa môi trường do nước thải công nghiệp gây ra. Theo quan điểm của tôi, tranh đấu cho quyền lợi của người khác bằng một cách thức ôn hòa, không thể coi như là một tội phạm được.

Việc kết án đồng thời Nguyễn Nam Phong -người lái xe của một linh mục Thiên chúa giáo-  hai năm tù giam với cáo buộc đã chống đối lệnh của cảnh sát trong một cuộc biểu tình, cũng đặt ra nhiều câu hỏi.

Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam hãy không bắt giữ những người dân khi họ thực hiện các quyền của họ, hãy thả các tù nhân chính trị và hãy để cho xã hội dân sự với các yêu cầu chính đáng của họ được tham gia vào quá trình ra quyết định chính trị “.

Thông tin bổ sung:

Hoàng Đức Bình dấn thân cho công đoàn tự do và độc lập và dấn thân cho tù nhân chính trị. Sau một thảm hoạ môi trường cá chết hàng loạt dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam do nước thải công nghiệp gây ra hồi mùa xuân năm 2016, anh Bình đã tham gia biểu tình và giúp đỡ những người dân, họ yêu cầu bồi thường tương xứng cho việc mất kế sinh nhai của họ.

Một tòa án ở tỉnh Nghệ An miền Trung Việt Nam đã đánh giá các hoạt động của anh Bình là lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Ngoài ra, anh Bình và Nguyễn Nam Phong -người lái xe của một linh mục Thiên chúa giáo mà vị linh mục này cũng dấn thân tranh đấu cho các mối quan tâm của các nạn nhân- cũng bị kết án với cáo buộc chống lại người thi hành công vụ.

Ảnh chụp trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Đức: Tuyên bố của bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ CHLB Đức ngày 07/02/2018

Nguồn bản gốc tiếng Đức: https://www.auswaertiges-amt.de/de/newsroom/-/1496446

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (biên dịch)

Ngày càng có nhiều thanh niên bị kết án vì hoạt động đấu tranh cho đất nước

Vì sao Trịnh Xuân Thanh luôn muốn trở lại Đức?

Việt Nam vẫn không đáp ứng những yêu cầu của phía Đức để hàn gắn mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Lần đầu tiên Trịnh Xuân Thanh nói thẳng trước tòa: “Đấu tranh chống tham nhũng chứ không phải như một cuộc đấu đá, thanh trừng … Đây không phải cuộc đấu tố mà đây là phiên tòa”

VỤ TRỊNH XUÂN THANH – MỘT PHIÊN TÒA LỊCH SỬ TỐ TỤNG

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bị cảnh sát Liên bang Đức liệt vào hạng nguy hiểm như khủng bố?

——

Kasse animation 7.8.2023