Mỹ ví viêm phổi Vũ Hán với trận đánh úp Trân Châu Cảng – Trung Quốc hứng đòn sau đại dịch?

https://www.youtube.com/watch?v=uExkr2tgkdA

Siêu cường thế giới, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang tiến đến tuần lễ khó khăn và đau buồn nhất.
Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams hôm 4/4 đưa ra lời cảnh báo nghiêm trọng nhất về “tuần đau buồn và khó khăn nhất trong hầu hết đời sống của người Mỹ” tính từ 5/4.

Tổng y sĩ Jerome Adams, một trong những bác sĩ phẫu thuật hàng đầu nước Mỹ chia sẻ : ‘‘Đây sẽ là tuần lễ khó khăn và đau đớn nhất với hầu hết người dân Mỹ. Đó là khoảnh khắc nhuốm màu Trân Châu Cảng hay thảm họa khủng bố ngày 11/9 của chúng ta, chỉ có điều, đây không phải thảm họa của riêng địa phương nào… Dịch bệnh đang diễn ra trên toàn đất nước. Tôi muốn người Mỹ hiểu điều đó“.
Tổng y sĩ Adams lưu ý hiện vẫn còn 9 tiểu bang không áp dụng lệnh phong tỏa, và cũng là các bang chịu trách nhiệm cung cấp phần lớn nguồn lương thực, thực phẩm cho Mỹ.
Ông kêu gọi lãnh đạo những bang này hãy thúc giục người dân ở nhà ít nhất trong 7 – 10 tuần tới và truyền đến mọi người một niềm tin rằng: “Vẫn còn ánh sáng cuối đường hầm nếu mọi người đều thực hiện phần việc của mình”.
Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện nghiên cứu Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ và là thành viên then chốt của tổ đặc nhiệm chống viêm phổi Vũ Hán của Nhà Trắng, chia sẻ trên kênh CBS trong chương trình “Face the Nation” hôm chủ nhật 5/4 rằng : “Tôi sẽ không nói rằng chúng ta đã khống chế được dịch bệnh. Đó là tuyên bố sai lầm.”
Bác sĩ Fauci cũng dự báo tuần tới “sẽ có thể là điều gây sốc đối với một số người… Nhưng đó là điều sẽ xảy ra trước khi tình hình diễn biến tốt hơn, nên hãy chuẩn bị sẵn sàng.”

Ảnh : Tổng y sĩ Jerome Adams của Mỹ

Ngay sau khi các bác sĩ hàng đầu của Mỹ cảnh báo nước này nên chuẩn bị tinh thần bước vào “tuần khó khăn và đau buồn nhất”, Đại học Johns Hopkins ghi nhận hơn 1.200 ca tử vong vì viêm phổi Vũ Hán trong ngày 5/4 theo giờ Mỹ.

Số liệu trên website của Đại học Johns Hopkins tính đến cuối ngày 5/4 (giờ Washington D.C) cho thấy đã có ít nhất 337.072 ca mắc viêm phổi Vũ Hán tại Mỹ, trong đó 9.622 người đã tử vong.
Trong cuộc họp báo ngay trước đó, bác sĩ Anthony Fauci cảnh báo số ca tử vong vì dịch viêm phổi Vũ Hán tại Mỹ sẽ còn gia tăng trong thời gian tới, bất chấp các số liệu cho thấy số ca nhiễm mới có vẻ “ổn định”.
Tổng thống Trump hôm 4/4 kêu gọi người dân Mỹ chuẩn bị đối phó với sự tăng mạnh các ca tử vong vì virus Corona trong những ngày tới.
Ông Trump nói tại buổi họp báo tại Nhà Trắng rằng “Sẽ có nhiều chết chóc”.
Chúng ta đang tiến tới thời điểm sẽ rất khủng khiếp
Chúng ta có lẽ chưa bao giờ chứng kiến những con số như thế. Có lẽ chỉ thấy trong chiến tranh, Thế Chiến thứ nhất hoặc thứ hai”.
Các chuyên gia y tế của Nhà Trắng dự báo có khoảng từ 100 tới 240 nghìn người Mỹ có thể tử vong trong đợt dịch bệnh lần này, kể cả khi người dân tuân thủ nghiêm yêu cầu phải ở nhà để tránh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lây lan.

Ảnh : Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện nghiên cứu Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ  

Bang New York của Mỹ là bị tác động nặng nề nhất khi chiếm gần một nửa số ca tử vong vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Mỹ. Thống đốc bang kêu gọi sự trợ giúp từ các bang khác và sự tình nguyện của tất cả những người hoạt động trong ngành y tế.   

Từ New York, thông tín viên đài RFI, Loubna Anaki tường thuật :  
Từ phía bờ Tây nơi tin tốt lành đến với thống đốc bang New York ông Andrew Cuomo. Bang Oregon hứa gởi khẩn cấp 140 máy trợ thở cho New York.
Andrew Cuomo nói : “Trong cuộc chiến này chúng ta có cùng một mục tiêu. Đó là ngăn chặn đà lây của viêm phổi Vũ Hán. Bang Oregon biết là điều này cũng vì lợi ích của họ. Lửa đang tiến dần về phía họ, cần phải dập lửa trước khi chúng tràn sang nhà họ“.
Cách nay vài ngày, thống đốc bang cho biết New York phải chạy đua với thời gian. Bang có nguy cơ rơi vào tình trạng không còn máy trợ thở ngay trong tuần này.
Cần thiết bị nhưng cũng cần cả nhân sự. Cho đến lúc này đã có 85.000 tình nguyện viên đáp lời kêu gọi. Họ là những bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên đã về hưu hay đang hành nghề khác. Một phần tư trong số họ đến từ các bang khác như Ohio, Florida hay như Louisiana.
Thứ Bảy ngày 04/04, ông Andrew Cuomo, còn cho biết là ông sẽ cho phép các sinh viên sắp nhận bằng tốt nghiệp trong năm nay được bắt đầu hành nghề ngay từ bây giờ.
Và kể từ hôm qua, các báo động được gởi trực tiếp vào điện thoại di động của người dân bang New York, kêu gọi sự tình nguyện của những người trong ngành y tế. Ông Andrew Cuomo nói rõ : Sự đóng góp này sẽ được đền đáp.

Ngày 4/4 (giờ VN), bang New York của Mỹ đã chứng kiến một cột mốc đau buồn: trong gần 5 tuần, viêm phổi Vũ Hán đã cướp đi sinh mạng của những người dân nơi đây nhiều hơn cả vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

Sự kiện đau buồn nhất mở màn cho thế kỷ XXI khi quân khủng bố đâm máy bay vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở New York và một số địa điểm khác – đã khiến khoảng 2.700 người thiệt mạng. Trong khi đó, tính đến ngày 4/4 theo giờ Việt Nam, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã khiến khoảng 3.000 người tử vong tại bang này và con số đang tiếp tục tăng thêm.
Cây bút Max Boot đã có bài viết mang tựa đề “Tôi thấy sự kiện 11/9 ở New York” trên báo Washington Post giữa tuần trước. Nhưng theo tác giả, những gì đang diễn ra tại New York còn tồi tệ hơn vụ khủng bố kinh hoàng xưa kia. Max Boot mở đầu bài viết : “Tôi chưa từng nghĩ rằng thành phố New York có thể trải qua bất kỳ thứ gì tồi tệ hơn vụ khủng bố ngày 11/9. Nhưng tôi đã sai rồi!”
Một lần nữa thành phố New York hứng chịu thiệt hại nặng nề, nhưng lần này tác động không giới hạn chỉ ở khu Manhattan. Kẻ thù vô hình còn gây sát thương hơn cả nhóm khủng bố al-Qaeda. Dịch bệnh xâm nhập mọi ngõ ngách của New York từ quận Queens, Brooklyn cho tới quận Bronx.
Hệ thống cứu hộ 911 nhận số lượng cuộc gọi hằng ngày nhiều hơn cả ngày 11/9/2001. Trong khi đó, các bệnh viện đông nghẹt người và các cơ sở y tế tạm thời đang được dựng lên khắp nơi, như tại Trung tâm hội nghị Jacob K. Javits ở quận Manhattan. Trong tuần trước, trung bình New York ghi nhận một ca tử vong do viêm phổi Vũ Hán cứ khoảng 10 phút, thậm chí có ngày chỉ 2 phút rưỡi.

Nhiều bang khác của Mỹ cũng đã chứng kiến sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh.

Số người chết ở các bang Pennsylvania, Colorado và Washington đang tăng thanh. Theo cảnh báo từ Nhà trắng, đây không phải thời gian để người Mỹ đến các cửa hàng tạp hóa hay tới nơi công cộng. Nhiều bang ở Mỹ đã thực hiện phong tỏa nhằm ngăn chặn virus lây lan.
Đáng lo ngại hơn, Mỹ bắt đầu có một số “ổ dịch” mới bên cạnh bang New York. Bang Louisiana có 12.000 ca nhiễm và số người chết nhảy vọt lên 409. Số lượng máy thở ở bang này nhiều khả năng cạn kiệt vào những ngày tới khi lượng bệnh nhân nhập viện quá lớn.
Theo ông Jay Inslee, Thống đốc tiểu bang Washington – nơi ghi nhận ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán đầu tiên tại Mỹ nhưng đã khống chế được phần nào tình hình nhờ hành động kịp thời, nếu các bang khác không áp dụng biện pháp phòng vệ nghiêm ngặt, dịch bệnh sẽ lan rộng ở quy mô khó kiểm soát.
Ông Inslee chia sẻ “Tốt nhất, chúng ta nên áp đặt mệnh lệnh ở nhà trên quy mô toàn quốc“,. “Ngay cả khi Washington làm tốt điều này, nếu các bang khác không thực hiện được, dịch bệnh sẽ trở lại và tràn qua biên giới của chúng tôi sau 2 tháng nữa“.
Dù vậy, không phải bang nào cũng áp dụng lệnh phong tỏa. Ông Asa Hutchinson, Thống đốc tiểu bang Arkansas, từ chối ban bố lệnh hạn chế người dân ra đường do tình hình đang được “theo dõi chặt chẽ” và mục tiêu trước mắt của chính quyền là làm chậm sự lây lan của virus.

Tuy nhiên, trong một diễn biến mới nhất, Tổng thống Donald Trump hôm 5/4 theo giờ Mỹ đã bày tỏ hy vọng Mỹ đang chứng kiến tình trạng “chững lại” ở một số điểm nóng dịch bệnh, khẳng định người Mỹ đã bắt đầu thấy được “ánh sáng cuối đường hầm’’.

New York, bang hứng chịu dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành nặng nhất, hôm 5/4 theo giờ Mỹ cho hay, lần đầu tiên trong một tuần, số ca tử vong tại địa bàn bang này giảm đi so với một ngày trước đó. Tuy nhiên, New York vẫn ghi nhận gần 600 ca tử vong mới và thêm hơn 7.300 trường hợp.
Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại buổi họp báo ở Nhà Trắng rằng : “Có lẽ đó là dấu hiệu tốt”,.
Thống đốc bang New York, Andrew Cuomo cùng ngày thông báo số ca nhiễm mới đã giảm 50% trong vòng 24 giờ, nhưng ông tỏ ra thận trọng khi cho rằng vẫn chưa rõ liệu cuộc khủng hoảng mang tên viêm phổi Vũ Hán đã đạt đỉnh tại địa bàn bang hay không.
Vào thời điểm thông báo, New York ghi nhận hơn 122.000 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán, với 4.159 ca tử vong.

Liệu bang New York đã bước qua được thời khắc khó khăn nhất ? Và sau New York sẽ là bang nào của xứ sở cờ hoa sẽ phải trải qua những ngày địa ngục ? Câu trả lời còn đang ở phía trước…

Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Giới khoa học vẫn cập nhật tình hình dịch bệnh khắp nơi để nghiên cứu về đặc tính của căn bệnh mới có sức lây lan khủng khiếp này.
Một câu hỏi luôn được đặt ra: viêm phổi Vũ Hán là một loại virus tự nhiên hay được chế xuất từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc để tấn công nước Mỹ và các nước phương Tây? Sau đại dịch, chắc chắn Chính quyền Mỹ và các đồng minh sẽ làm sáng tỏ điều này và đưa các tác nhân gây ra thảm họa toàn cầu ra ánh sáng.

Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)