Ẩn mình chờ thời, Phạm Bình Minh “tung đòn hiểm” loại Trương Hòa Bình?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=r35YUwaT4v0

Ngồi ghế phó thủ tướng thường trực, nếu mà không có gì biến động sẽ được kế thừa chức thủ tướng. Chỉ khi nào thủ tướng quá mạnh thì phó thủ tướng thường trực mới bị chuyển đi nơi khác. Ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc đều theo sự thừa kế hiển nhiên đó là đi lên. Có ông Nguyễn Sinh Hùng thì không được thừa hưởng như thế, vì ông Hùng vướng phải cái bóng quá lớn của Nguyễn Tấn Dũng. Lúc đó, tức năm 2011, ông Nguyễn Tấn Dũng quá mạnh nên Nguyễn Sinh Hùng không thể loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng mà phải né ông Dũng tạm chấp nhận ghế chủ tịch quốc hội như một giải an ủi.

Năm 2016, khi đại hội 12 diễn ra, nhờ ông Nguyễn Phú Trọng loại được Nguyễn Tấn Dũng mà Nguyễn Xuân Phúc được thừa kế ghế thủ tướng như là điều hiển nhiên vậy. Ngồi được ghế thủ tướng là nắm quyền lực lớn thứ hai trong ĐCS, đó là điều thuận lợi. Tuy nhiên sau 5 năm ngồi ghế thủ tướng, ômg Nguyễn Xuân Phúc cũng có gầy dựng được sức mạnh cho mình, nhưng ông lại không làm được như ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây nên mới có một nhiệm kỳ mà ông Phúc đã phải ra đi. May mà còn vớt vát được giải an ủi là chiếc ghế chủ tịch nước chứ không thì ông Phúc về nhà đuổi gà như Trần Quốc Vượng vậy.

Như vậy trước đây, ông Nguyễn Sinh Hùng không thừa hưởng ghế thủ tướng chẳng qua là vướng ông Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên hiện nay, ông Trương Hòa Bình vướng gì mà bị đá văng ra khỏi Bộ Chính Trị chứ không được nhận giải an ủi như ông Nguyễn Sinh Hùng trước đây?

Lẽ ra Trương Hòa Bình là người thừa kế chiếc ghế thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc chứ không phải Phạm Minh Chính

Trương Hòa Bình bị bơ vơ sau khi Trương Tấn Sang mất quyền lực

Trương Hòa Bình, Phạm Minh Chính là 2 nhân vật nhắm vào ghế thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Trương Hòa Bình được Trương Tấn Sang hậu thuẫn để lên đến chức phó thủ tướng thường trực, tuy nhiên muốn lên cao nữa thì đó phải là năng lực của Trương Hòa Bình chứ không thể cậy nhờ gì ở Trương Tấn Sang được vì ông này đã về hưu rồi, sức ảnh hưởng đã bị hạn chế. Tuy nhiên, Trương Tấn Sang có một lợi thế là, ông từng là liên minh với ông Nguyễn Phú Trọng trong nhiều năm để lấy dần sức mạnh về cho văn phòng Trung ương đảng. Cú lật kèo ở đại hội 12 năm 2016 trong đó có công không nhỏ của Trương Tấn Sang. Tuy nhiên sau khi Trương Tấn Sang về vườn thì ông ta không còn ảnh hưởng gì nhiều đến chính trường ở trung ương.

Được biết, để có được cú bẻ kèo từ chánh án tòa án nhân dân tối cao không mấy quyền lực sang ghế phó thủ tướng thường trực là do sự giúp sức của liên minh Trọng – Sang. Việc hỗ trợ ông Trương Tấn Sang bẻ lái cho Trương Hòa Bình như là sự trả công của ông Trọng cho thế lực ông Trương Tấn Sang. Thực tế, thế lực ông Trương Tấn Sang là thế lực miền nam và thế lực của ông Nguyễn Phú Trọng là thế lực miền bắc. Hai thế lực này độc lập nhau chứ không phải là một, họ chỉ liên minh với nhau để chống lại đối thủ chung trong một giai đoạn đấu đá thôi. Khi đấu đá ngã ngũ thì đường ai nấy đi. Vì vậy mà từ khi Trương Tấn Sang hết quyền lực thì Trương Hòa Bình cũng bơ vơ ở Trung ương. Ngồi ở ghế phó thủ tướng thường trực đầy quyền lực mà không gầy dựng được vây cánh đủ mạnh thì đó là lỗi của Trương Hòa Bình chứ không thể trách ai được. Trương Hòa Bình ngồi ở ghế phó thủ tướng thường trực mà cậy ông già đã về hưu Trương Tấn Sang thì làm sao mà có tương lai?

Có thể nói, Trương Tấn Sang đặt kỳ vọng vào Trương Hòa Bình thì cuối cùng là thất vọng ê chề. Phải nói, nhiệm kỳ 12, Trương Hòa Bình là người miền nam có vị trí được đánh giá là không thua gì vị trí trưởng ban tuyên giáo của Võ Văn Thưởng, tuy nhiên, Thưởng thì lên, Bình thì xuống.

Trương Tấn Sang, người được cho là đã từng đỡ đầu cho Trương Hòa Bình

Trương Hòa Bình không cạnh tranh nổi Phạm Minh Chính

Qua 5 năm là phó thủ tướng thường trực, người ta thấy ông Trương Hòa Bình vẫn chỉ là cái bóng mờ nhạt sau lưng ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Nguyễn Xuân Phúc thì lại phạm sai lầm tranh đoạt chức tổng bí thư mà cuối cùng không đoạt được chức tổng bí thư mà chức thủ tướng bị mất vào tay Phạm Minh Chính. Trong khi đó Phạm Minh Chính là một người bên ban bí thư không liên quan gì đến chính phủ mà ông ta vẫn bẻ lái sang chính phủ chiếm mất một suất dành cho Trương Hòa Bình. Thế của ông Phạm Minh Chính đã ngấm ngầm xây dựng từ nhiều năm qua, đặc biệt là những mối quan hệ với Trung Quốc, điều đó Trương Hào Bình không có được và kết cục điều gì đến phải đến. Phạm Minh Chính thắng Trương Hòa Bình lượm chiếc ghế thủ tướng đầy quyền lực.

Nói về bắt liên lạc và tạo mối quan hệ với Bắc Kinh thì cánh miền Bắc giỏi hơn cánh miền nam, đó là thực tế. Và cũng chính vì lợi thế đó mà cánh miền bắc đã loại cánh miền nam ra khỏi tứ trụ ở đại hội 13 này. Cánh miền nam chỉ giỏi kiếm tiền. Trong đó Nguyễn Tấn Dũng là người phá nát nền kinh tế đất nước để tạo nên quyền lực đồng tiền cho bản thân ông. Và ông từng xây dựng sức mạnh như thế.

Tạo sức mạnh bằng con đường Ngoại Giao với Bắc Kinh thì ông Trương Hòa Bình chỉ là con số không, còn ông Phạm Minh Chính có số vốn đồ sộ ngay từ khi là bí thư Quảng Ninh thì làm sao Trương Hòa Bình có thể so sánh? Vì thế Trương Hòa Bình thất bại là phải. Ở Đại hội 13 này, Trương Hòa Bình ở gần vị trí tứ trụ hơn Võ Văn Thưởng nhưng cuối cùng, Trương Hòa Bình không vào được. Tuy Võ Văn Thưởng cũng không vào tứ trụ nhưng được chức thường trực ban bí thứ, là 1 trong 5 vị trí chủ chốt của Bộ Chính Trị cùng với 4 vị trí còn lại của tứ trụ.

Trương Hòa Bình thiếu mối quan hệ Bắc Kinh

Phạm Bình Minh là đối thủ ẩn mình của Trương Hòa Bình

Phạm Bình Minh vào Bộ Chính Trị một lượt với Trương Hòa Bình. Cũng là phó thủ tướng nhưng chức phó của Phạm Bình Minh quyền lực vẫn thấp hợn chức phó của Trương Hòa Bình.

Phạm Bình Minh nắm phó thủ tướng từ năm 2013, khi ông Trương Hòa Bình còn là chánh án tòa án nhân dân tối cao. Ông Phạm Bình Minh ở chính phủ trước ông Trương Hòa Bình nhưng cuối cùng, nhờ liên minh Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang đưa Trương Hào Bình vào chính phủ “phỏng tay trên” chiếc ghế béo bở mà Phạm Bình Minh đang nhắm vào. Đấy là cú tạt ngang cướp cơ hội của Phạm Bình Minh, cú tạt ngang này làm Phạm Bình Minh phải ngậm ngùi dậm chân tại chỗ chức vụ cũ ở chính phủ. Tuy nhiên, khi liên minmh Trọng – Sang rã đám thì Phạm Bình Minh không bỏ qua cơ hội phục thù, lấy lại những gì đã mất.

Được biết, theo nguồn tin rò rỉ mới đây, Phạm Bình Minh sẽ làm phó thủ tướng thường trực, vị trí mà Trương Hòa Bình để lại. Đây là nguồn tin khả tín, có lẽ đợi kỳ hợp quốc hội sắp tới thì chính phủ mới sẽ công bố danh sách nội các và Phạm Bình Minh chính thức giữ chức ghế quần lực nhất trong các ghế phó thủ tướng mà thôi.

Phạm Bình Minh là người ít ồn ào, ông là con trai của cựu bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Tức ông là hạt giống đỏ có lí lịch khủng. Ở điểm này, ông Phạm Bình Minh mạnh hơn Trương Hòa Bình. Hơn nữa, Phạm Bình Minh là người nhiều năm làm trong ngành ngoại giao, nên ông tạo mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh thì không khó khăn gì. Người ta đánh giá, Phạm Bình Minh không như cha của ông, Phạm Bình Minh tỏ ra nhu nhược và chiều lòng Bắc Kinh. Ông Phạm Bình Minh mất điểm trong mắt dân nhưng ông ta có điểm cộng với Bắc Kinh. Và đó chính là vốn chính trị vững chắc để ông tiến xa hơn trong sự nghiệp chính trị.

Nhắm vào ghế thủ tướng, Trương Hòa Bình quên mất Phạm Bình Minh đang đứng phía sau

Đòn hiểm của Phạm Bình Minh, Trương Hòa Bình không đỡ được

Trương Hòa Bình mắc vào sai lầm y hệt như Nguyễn Xuân Phúc là nhắm vào ghế cao hơn mà để mất ghế mình đang có. Cuối cùng ghế mình không giữ nổi và ghế mới thì cũng chẳng đạt được. Tuy nhiên có cái khác là Nguyễn Xuân Phúc còn có được giải an ủi là chiếc ghế chủ tịch nước, còn Trương Hòa Bình thì trắng tay.

Phạm Minh Chính ẩn mình đoạt ghế của Nguyễn Xuân Phúc thế nào thì Phạm Bình Minh im lặng rinh chiếc ghế của Trương Hòa Bình vẫn y như thế. Chính trị là thủ đoạn, nhiều khi nó rất hiểm ác chứ không đơn giản như mọi người nghĩ. Kẻ ồn ào có, kẻ thâm trầm cũng có. Thông thường kẻ thâm trầm sẽ giành được chiến thắng bất ngờ. Ít nói, tính toán nhiều và giấu mình là đòn hiêmt mà Phạm Bình minh đã thực hiện.

Thông thường kẻ tham vọng lớn mà không lượng sức mình thì dễ thất bại trong thời khắc quyết định. Cũng như ông Nguyễn Xuân Phúc, với thất bại này của ông Trương Hòa Bình thì ông hoàn toàn không có cơ hội sửa chữa được nữa. Và cũng vì thiếu chiều sâu trong các thủ đoạn chính trị mà ông Trương Hòa Bình đã góp phần làm cho miền nam sạch bóng trong tứ trụ khóa 13 này.

Nói về thủ đoạn chính trị thì Trương Hòa Bình còn thấp hơn thầy mình một bậc. Ông Trương Tấn Sang rất biết chọn đối thủ để liên minh tạo đà cho bản thân. Bằng chứng là ông đã kết hợp với Nguyễn Phú Trọng và đạt được kết quả đáng khích lệ, và một trong những kết quả đó là chức phó thủ tướng thường trực mà ông Trương Hòa Bình đã ngồi được 5 năm.

Trước đây Trương Tấn Sang yếu hơn Nguyễn Tấn Dũng nhiều mà ông còn chọc ngoáy được Nguyễn Tấn Dũng, nay Trương Hòa Bình trên cơ Phạm Bình Minh nhưng thua Phạm Bình Minh thì quả thật, về thủ đoạn chính trị ông Trương Hòa Bình không thể sánh bằng ông Trương Tấn Sang được. Vậy nên phải về vườn là đúng.

Sự nghiệp chính trị Trương Hòa Bình kết thúc

Bích Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đâu là kỳ vọng, thách thức đón đợi chính phủ kế tiếp ở Việt Nam?

>>> Lộ diện tân bí thư thành phố Hà Nội?

>>> Phúc thẩm vụ Đồng Tâm: 14 luật sư yêu cầu làm rõ những tình tiết mâu thuẫn trong vụ án

Lại thêm trường hợp ‘hạt giống đỏ’ thăng quan thần tốc


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023