Việt Nam: Có phải cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều ‘đang khủng hoảng’

Link Video: https://youtu.be/8-fB77IBrXU

Hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam, dù không chính thức, nhưng Đảng Cộng sản đã coi Phật giáo như quốc giáo.

Các biểu hiện suy thoái của đạo Phật là văn hóa tôn giáo nặng về hình thức và lễ nghi, trong khi nội dung đạo học và tu chứng dần khô cạn.

TS Nguyễn Hữu Liêm có bài bình luận về Đảng cộng sản và Phật giáo ở Việt nam dường như đang lâm và tình trạng khủng hoảng giống nhau, bài viết đăng trên BBC News Tiếng Việt.

Tôi nhận thấy một mặt ở Việt Nam số tăng sĩ thì rất đông, chùa chiền lớn và nhiều, nhưng mặt khác, đời sống tinh thần trong xã hội đi theo giáo lý thì nông cạn và thậm chí có nhiều nơi đang thoái hóa.

Đây không phải là lần đầu trong lịch sử Việt Nam khi Phật giáo đi vào khủng hoảng.

Cuối đời nhà Lý và Trần, hai triều đại mà Phật giáo là quốc giáo, cũng đã trải qua sự thoái trào như hiện nay.

Có phải lịch sử Việt Nam đi song hành và chia chung số phận với đạo Phật?

Nhìn vào hiện tình chính trị công quyền và tôn giáo, ta phải hỏi, tại sao Phật giáo có vẻ như gần gũi với người cộng sản và chế độ này hơn là các tôn giáo khác, như Thiên Chúa giáo chẳng hạn?

Tạm gác qua các yếu tố lịch sử, ở đây chúng ta hãy thử cùng suy nghiệm về hiện trạng đạo Phật từ góc độ tôn giáo – nhấn mạnh về bản sắc giáo lý và phương cách tiếp cận trong bối cảnh văn hóa và con người Việt Nam đương đại – nhằm tìm hiểu bản sắc quan hệ nầy trong những thay đổi và chuyển tiếp của Phật giáo và của Đảng Cộng sản.

Ảnh: hàng loạt núi đồi bị phá nát để xây chùa trong một cuộc đua bất tận tạo ra Chùa to tượng lớn tranh giành ảnh hưởng tâm linh, hay nói đúng hơn đó là trào lưu kinh doanh Phật giáo khắp lãnh thổ Việt nam

Cung nhịp thay đổi và chuyển hóa tôn giáo trên thế giới

Mọi tôn giáo đều phải được thay đổi theo thời tính và trình độ ý thức quần chúng.

Thiên Chúa giáo qua hai ngàn năm lịch sử đã trải qua nhiều giai đoạn phân hóa, cải cách, chuyển hướng. Phật giáo cũng thế.

Phật giáo khắp Á Châu cũng đang đi vào một giai thời “Mạt pháp” trong các quốc gia mà quần chúng Phật tử đang chuyển hóa Ngã thức theo khung tham chiếu Tây phương thuần lý tính. Hàn Quốc là một thí dụ điển hình.

Cách đây 50 năm, ở quốc gia ấy, Phật giáo vốn là quốc giáo, nay thì hơn nửa tín đồ Phật giáo đã cải đạo theo Thiên Chúa giáo trong các hệ phái Tin lành.

Tuy nhiên, hiện tượng suy vong hay hưng thịnh của đạo Phật, ở Hàn Quốc, Việt Nam hay trên thế giới, nhất là ở Á châu, vẫn còn dung chứa nhiều chiều hướng mâu thuẫn và đối nghịch lẫn nhau.

Ở các quốc gia Đông Nam Á, chẳng hạn, đạo Phật bị phân hóa làm hai ngã chính:

Một đằng là sự bình dân hóa cho khối quần chúng mang trình độ tự ý thức thấp kém, một đằng kia thì nó trở nên một thể dạng trí thức hóa giáo lý nhà Phật thành một hệ thống triết học cao cấp dành cho tầng lớp trí thức ưu việt.

Theo nguyên lý Ấn giáo thì khối Phật giáo bình dân đi theo chiều hướng Tịnh độ, tức là Bhakti Yoga, nhấn mạnh đến cứu độ và sức mạnh huyền nhiệm ngoại thân.

Khối Phật giáo trí thức, trái lại, coi vấn đề nhận thức luận là điểm quan yếu. Họ xem đạo Phật chỉ như một triết lý sống, một con lộ trí tuệ cho cá nhân. Đây là con đường Jnana Yoga trong truyền thống Ấn giáo.

Cả hai khuynh hướng trên đang duy trì đạo Phật ớ hai bình diện: Một là từ góc độ xã hội và văn hóa bình dân; Hai là vế triết học cho sinh hoạt tri thức của giới trung lưu.

Ảnh: một lễ Phật đản được Học viện Phật giáo ở Hà nội tổ chức hồi năm 2019 đã trưng bày bức tranh vẽ ông Hồ Chí Minh ngang hàng với Đức Phật. Một sự gán ghép lạ lùng đem Phật giáo gắn vào một nhân vật Chính trị có rất nhiều lịch sử cá nhân mờ ám gian tà

Giới sau coi trọng việc hành Thiền như một công việc đối trọng với cuộc sống, như là phép chữa bệnh lý căng thẳng trong đời sống đô thị thời công nghệ kỹ thuật nhiều sức ép.

Phật giáo ngày nay, ở Á châu hay Việt Nam, do vậy, hiện diện trong xã hội và trong tâm tưởng con người một cách bàng bạc nhưng thiếu trật tự tổ chức cũng như là năng lực giáo lý. Nó là biểu dấu của một tôn giáo đang suy tàn, đang trở nên một nội dung văn hóa hơn là một tôn giáo như ở các tôn giáo khác.

Khi trí thức, chuyên gia, giới trung lưu, không còn đến chùa; khi cơ sở chùa chiền, niệm Phật đường bị bình dân hóa với nhiều hình thức phong hóa mê tín, đạo Phật đã mất hết năng lực tinh hoa của nó để chỉ còn là những biến dạng nặng về lễ nghi và hình thức.

Đạo Phật ở Âu Mỹ và những nhược điểm cơ bản

Trong khi đó, ở các nước Âu Mỹ, nơi trình độ tự ý thức của quần chúng đã lên đến nấc thang khá cao, đức tin trong đạo Chúa giảm hơi men, thì Phật giáo, nhất là phân nhánh Tây Tạng, lại đang được một số đông tầng lớp trí thức gia nhập – nhất là trên bình diện học thuyết nhấn mạnh năng lực lý tính, kèm theo phương pháp hành Thiền, nhằm chuyển hướng đời sống nội tâm cho cá nhân.

Hai nhân vật Phật giáo từng đóng vai trò quan yếu cho phong trào Phật giáo ở Âu Mỹ trong vòng mấy thập niên qua là vị Đạt Lai Lạt Ma 14 của Tây Tạng và Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Việt Nam.

Ảnh: chùa Bái Đính nơi mà người dân mô tả rằng các nhà đầu tư xây dựng khu sinh thái tâm linh này hàng tháng phải đem xe tải đến chở tiền cúng dường về chia nhau

Sách vở và các buổi thuyết pháp của hai vị này được đón nhận đông đảo và nhiệt tình bởi khối quần chúng trí thức Âu Mỹ.

Tuy nhiên, nếu ta đọc Ken Wilber, một triết gia người Mỹ đương thời, sẽ thấy được một nhược điểm của phong trào Phật giáo ở Tây phương – nhất là ở Hoa Kỳ.

Tóm tắt, Wilber lý giải rằng khối Phật tử Tây phương, trong phong trào học Phật và thực hành thiền định, đang bị nhiễm một tình trạng bất cập giữa bản sắc Ngã-thức khiêm tốn đối với một trình độ đạo học cao cấp.

Wilber gọi hiện tượng nầy là – Ngã thức bị thổi phồng quá mức so với bản sắc tiến hóa của mình vốn chưa được nâng lên một trình độ cần thiết và tương xứng cho đạo lý nhà Phật.

Wilber gọi hiện tượng thổi phồng này là “hùng vĩ tự cao”. Đây là vấn đề mà rất nhiều tín đồ Phật giáo khắp thế giới mắc phải – nhất là giới tăng sĩ, đặc biệt ở Việt Nam ngày nay.

Để rồi họ trở nên những cá nhân rất tự cao, đầy ngã mạn, và phần đông mang thái độ khinh người đối với tha nhân.

Cần thiết hơn, họ phải mang đức tính khiêm tốn thực tình – chứ không phải khiêm tốn hình thức – và thực hành hạnh từ bi, bố thí, làm việc thiện nhằm giải hóa năng lực ngã mạn và vị kỷ.

Hiện trạng mở cửa tu hành quá rộng, quá dễ, để cho hầu như bất cứ ai cũng có thể trở nên tăng sĩ Phật giáo, là cả một thảm họa.

Bỏ qua các thành phần lợi dụng hay mưu đồ kinh tế, thì đối với các Phật tử, dù thành tâm bao nhiêu, khi đứng ra lập chùa, tự tin là chính mình không cần qua quy trình tuyển chọn và huấn luyện từ các học viện giáo lý, và không được hướng dẫn và chỉ dạy bởi tăng sĩ cao cấp hơn, thì họ sẽ trở thành nạn nhân của chính mình và hoàn cảnh thực tế.

Trong bối cảnh đó, các tu sĩ non nớt, với số vốn văn hóa khiêm tốn, nhân cách chưa trưởng thành, không thể là những ngọn đuốc khai sáng cho mình và thế gian; trái lại, rất đông đã trở nên đầu mối hỏa hoạn cho làng xóm.

Ảnh: Thiền sư Thích Nhất Hạnh lúc sinh thời đã đem lại cho xã hội Phương Tây một cách diễn giải Phật giáo giúp họ giải quyết ít nhiều một số vấn đề tâm lý hiện đại. Hình ông giảng cho trẻ em Pháp.

Về phía Công giáo thì gần như ngược lại. Đây là nguyên do tại sao ở trong nước những tai tiếng về giới tu sĩ hầu hết đến từ phía Phật giáo mà rất ít nghe từ phía Công giáo.

Riêng về nhân cách, đối với tu sĩ Công giáo, nhờ vào trật tự đẳng cấp của Giáo hội, sự tuyển chọn và huấn luyện có quy trình nghiêm ngặt, cộng thêm vào tín lý dựa vào đức tin tới một thứ bậc cao hơn mình, nên chúng ta có thể thấy rằng – xin phép nói thẳng – các tu sĩ Công giáo nhìn chung có vẻ ít ngạo mạn, mang cung cách khiêm tốn hơn các tăng sĩ Phật giáo.

Mẫu số chung giữa số phận Cộng sản và số đông tín đồ Phật giáo

Trong khi nhân loại nói chung ngày càng trưởng thành hơn về năng lực Ngã thức – thì dân Việt, trái lại, càng đi thụt lùi về cá tánh và nhân cách.

Vì tự bản sắc, nói cho cùng, thì mỗi đảng viên cộng sản Việt Nam khởi đi là một Phật tử bình dân.

Về mặt quốc gia thì sự xuống cấp ở chất lượng con người, ít nhất là về bình diện đạo đức công dân, đang tạo ra khủng hoảng chính trị lớn cho Đảng cầm quyền.

Như cuối thời nhà Lý và Trần gần ngàn năm trước, Phật Giáo Việt Nam đang đi vào khủng hoảng song song với sự suy thoái đạo đức chính trị của hệ thống cầm quyền.

Sự suy tàn của Phật giáo, theo đánh giá của tôi, đang đi song hành với sự suy đồi của đế chế Cộng sản của ngày hôm nay.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: [email protected]  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Cuộc chiến ly kỳ của cư dân Vinhomes Central Park (Sài Gòn) với chủ đầu tư tham lam

>>> Vì sao lãnh đạo Việt Nam dự các lễ của Phật giáo và của tín ngưỡng truyền thống?

>>>  ‘Canh và chặn’: cách Hà Nội đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền

Ông Nguyễn Hồng Diên cần phải thấy ‘cây xăng ba ngón’


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT