Link Video: https://youtu.be/xbApt2KHQRk
Hơn 1.000 ha rừng là con số rất lớn. Hiện nay rừng của Việt Nam bị thu hẹp nghiêm trọng, cần phải trồng thêm rừng chứ không thể chặt phá. Nạn lâm tặc hoành hành tại các rừng phòng hộ, và các loại rừng khác xưat nay vẫn cứ tồn tại mà không có cách trị. Vậy mà hiện nay chính quyền Cộng sản đã đồng ý cho chặt phá 1,000 hecta rừng để xây cao tốc.
Việc chặt phá rừng được phía chính quyền giải thích là “chuyển mục đích sử dụng”. Trong 1.000 hecta đó có 112 ha phòng hộ, 4,45 ha đặc dụng, 803 ha sản xuất và 135 ha rừng ngoài quy hoạch. Đề xuất này là của ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trình lên Ban thường vụ Quốc hội.
Sáng 11/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa của Dự án xây dựng công trình cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Ngoài đồng ý chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 1.000 ha rừng, Thường vụ Quốc hội còn cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng gần 1.900 ha đất lâm nghiệp và hơn 1.500 ha đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên.
Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh có dự án nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện làm căn cứ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định.
UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa rà soát, điều chỉnh bổ sung diện tích đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch ba loại rừng, cập nhật dự án vào quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong nghị định có ghi: “Không để lợi dụng khai thác lâm sản ngoài phạm vi cho phép hoặc lấn chiếm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển khoáng sản không đúng quy định. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm phát sinh nếu có“.
Cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 có tổng chiều dài 729 km, đi qua 12 tỉnh, thành phố với sơ bộ tổng mức đầu tư gần 147.000 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư công. Dự án được được chia 12 dự án thành phần vận hành độc lập, thi công năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào vận hành từ năm 2026.
Rừng được coi là Lá Phổi Xanh của Trái Đất, là nguồn sống xanh của con người. Nhưng không phải ai cũng nghĩ tới điều đó. Rừng đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng, nạn chặt phá rừng hiện nay đang ở mức báo động. Nếu như con người không biết trân quý cái gọi là cuộc sống xanh này và bảo vệ rừng thì cuộc sống của con người đang bị hủy hoại bởi chính bàn tay con người chúng ta.
Diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên trên khắp cả nước bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Trong đó, theo như con số thống kê còn cho biết độ che phủ rừng chỉ còn nằm trong con số là chưa đầy 40%. Diện tích mặt hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.Nạn chặt phá rừng không những làm ảnh hưởng đến lá phổi xanh của Trái Đất mà còn đó kéo theo rất nhiều những hệ lụy khác mà chính con người chúng ta phải gánh chịu. Rừng mất đồng nghĩa với việc con người phải gánh chịu những thiên tai như: Lũ quét, lũ đầu nguồn, sạt lở đất, biến đổi khí hậu khiến trái đất nóng dần lên làm cho băng tan ở Bắc Cực khiến cho mực nước biến ngày một dâng lên,… Đây là một phần cơn giận giữ của Mẹ thiên nhiên đối với sự phản kháng lại sự tàn phá thiên nhiên của con người.
Nạn phá rừng ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu, mức độ của tình trạng này ngày càng tăng cao trong cuộc sống hiện tại. Với diện tích rừng trên bị phá, giao cho những sân sau khai thác gỗ thì chắc là kiếm không ít tiền. Không biết khi xảy ra lũ lụt dân thiệt hại về tài sản và nhân mạng ông Nguyễn Văn Thể có thấy áy náy khi ông đưa ra một đề xuất phá rừng như thế?
Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Điều tra tổng công ty địa ốc Sài Gòn. Nhắm vào ai? Lê Hoàng Quân, Lê Thanh Hải hay ai?
>>> Đào Ngọc Dung lộ liễu “xơi” bia mộ của “liệt sĩ vô danh”. Ông Tổng tính sao?
>>> Tin Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh, hư hay thật?
Bộ Công an đã bị ông Vượng điều khiển như con rối hay có tật giật mình?