Link Video: https://youtu.be/dCvdnywwtMk
Biết rằng chức Chủ tịch nước là hữu danh vô thực, tuy nhiên, những nghi lễ cấp nhà nước đều được ông Chủ tịch nước thực hiện. Khi ông Chủ tịch nước còn khỏe hoặc không bận công tác thì không đến lượt bà phó chủ tịch nước làm thay.
Được biết, những ngày gần đây ông Phúc đi các tỉnh thành nói chuyện với các chính quyền cấp tỉnh. Ông thường nói về cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền. Đây được xem là hành động lấy hình ảnh, bởi thực tế, ông Phúc không có thực quyền, dù có hô hào cải cách thì cũng chẳng ai cải cách.
Đón tiếp hay đi công du nước ngoài mới là vai trò chính của ông Chủ tịch nước. Vai trò đối ngoại quan trọng hơn vai trò đối nội. Việc đi thăm thú, công tác đối nội chỉ là cách để đưa hình ảnh lên bảo, bởi Chủ tịch nước đến nơi nào thì buộc nơi đó phải đón tiếp.
Để muốn xem quyền lực của ông Phúc thế nào thì xem vai trò đối ngoại của ông. Được biết, mới đây, Bộ trưởng ngoại giao Nga sang thăm Việt Nam, chỉ có ông Trọng và ông Chính tiếp đón. Trong khi đó ông Phúc chỉ tiếp những đại sứ các nước đến chào từ biệt. Và tiếp theo đó là ngày 15 tháng 7, tiếp Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương là bà Võ Thị Ánh Xuân.
Hiện nay, ông Nguyễn Xuân Phúc đi đâu cũng có ông Phan Đình Trạc kể bên. Trong Bộ Chính Trị, ông Trạc phó ban cải cách, ông Phúc làm trưởng ban. Trước đây ông Quang làm Chủ tịch nước kiêm trưởng ban này, thường ông Quang đi một mình. Bây giờ có những nơi không quan trọng lắm việc cũng không cần gấp lắm, mà ông Phúc đi đâu là ông Trạc đi theo đó.
Việc để ông Phan Đình Trạc theo sát ông Phúc là dấu hiệu bất thường. Ông Trạc ngoài chức phó ban thường trực ban cải cách tư pháp ra, ông còn là trưởng ban nội chính trung ương. Cần biết một chi tiết quan trọng về ban nội chính này, đó là nhiệm vụ theo dõi những đối tượng cao cấp dính chàm. Đây là nhiệm vụ để hình thành lên ban nội chính từ thưở ban đầu. Như vậy việc ông Trạc luôn theo sát ông Phúc được đồn đoán là giám sát ông Phúc.
Đối với một số vụ án quan trọng có ảnh hưởng chính trị rộng hoặc có liên quan đến cán bộ cao cấp mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần cho phương hướng chỉ đạo thì Ban Nội chính Trung ương có trách nhiệm theo dõi, chuẩn bị ý kiến đề xuất. Việc này ông Nguyễn Bá Thanh đã từng làm với vụ án Dương Chí Dũng và ông Thanh đã có cái kết bi thảm vì phe bị theo dõi quá mạnh. Lần này ông Trạc theo dõi ông Phúc xem ra thuận tiện hơn ông Thanh theo dõi ông Dũng
Ban có trách nhiệm giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo dõi việc chấp hành đường lối, quan điểm của Đảng trên lĩnh vực giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, hoạt động chống và phòng ngừa tội phạm, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương thẩm tra và đề xuất ý kiến về việc bố trí, đề bạt cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Xem lại suốt quá trình của ban cải cách tư pháp trung ương từ các nhiệm kỳ trước và ngay cả nhiệm kỳ này trước vụ Việt Á, các hoạt động của ban này không có gì nổi bật hay đáng chú trọng. Gần như bị quên lãng, tuy nhiên từ khi vụ Việt Á nổ ra, bị hạn chế một số công việc, ông Phúc đã dành thời gian tập trung hoạt động ở ban này. Việc ông Trạc đi cùng mọi nơi là dấu hiệu của sự kiểm soát, theo dõi ông Phúc chứ không phải vì công việc của ban cải cách tư pháp.
Đấy là những dấu hiệu bất thường, và những tiên đoán của giới thạo tin. Rất có cơ sở để nói rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc đang bị giam lỏng tại ngay chiếc ghế mà ông đang ngồi. Ở thượng tầng chính trị, ông Phúc rất nhiều kẻ thù, đã vậy còn để người nhà lợi dụng tên tuổi của ông để làm ăn thì xem ra, số phận chính trị của ông Phúc kéo dại lâu lắm là 3 năm nữa đến hết nhiệm kỳ.
Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ông Tổng “chĩa ống ngắm” vào Đinh Tiến Dũng, Hồ Đức Phớc đứng cạnh có bị “ăn đạn”?
>>> Nguyễn Thanh Nghị lấn sang “sân nhà” Hồ Đức Phớc, tính chơi lớn hay chơi dại?
>>> Sau khi mua đứt bộ Công An, ông Vượng lại vung tiền tiếp, lần này mua đứt cơ quan nào?
Phạm Bình Minh cầu cứu thế lực bí ẩn cứu vớt, nhưng quá muộn?