Link Video: https://youtu.be/smx3DpQvLxw
Sau cú ngã ngựa của ông Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 18/1, thì ông Phạm Minh Chính đã tới nhà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thắp nhang, vái lạy trước ảnh thờ của ông này. Cũng ngay ngày hôm đó, ông Chính cũng đến nhà riêng của ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp thắp nhang khấn vái. Tất nhiên ông Phạm Minh Chính lấy lý do là dịp cận Tết đến thắp hương tưởng nhớ.
Hai ngày sau, ông Phạm Minh Chính lại bay vào Sài Gòn, tiếp tục lặp lại hành động thắp nhang khấn vái các vị cựu lãnh đạo Cộng sản đã qua đời. Cụ thể như sau: Ông Chính đến nhà riêng của ông Phạm Hùng – cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – ở quận 3 TP. HCM, thắp nhang và khấn vái ông này. Xong ông Chính đến nhà ông Võ Văn Kiệt – cố Thủ tướng – cũng tại quận 3 TP. HCM, và cũng thắp nhang khấn vái. Ngoài ra ông Phạm Minh Chính cũng mò đến tận Củ Chi để thắp nhang khấn vái trước ảnh thờ tại tư gia ông Phan Văn Khải – cố Thủ tướng.
Ngày mùng 6 Tết, ông Phạm Minh Chính đốt nhang khấn vái ông Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9 – Đá Chông, huyện Ba Vì, Hà Nội, trong ngày lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ“. Không biết ông khấn gì và liệu Bác Hồ của ông có độ cho ông hay không, tuy nhiên, đến ngày mồng 7 Tết ông lại đốt nhang khấn tiếp. Lần này ông đến Khu di tích Kim Liên tại Nghệ An để thắp nhang cầu khấn ông Hồ Chí Minh một lần nữa. Ngoài ra, nửa đêm, ông cùng đoàn tùy tùng đến Ngã ba Đồng Lộc, thắp nhang khấn vái các trinh nữ công binh đã mất mạng vì bom đạn tại đây.
Cũng có những quan chức đi khấn vái thắp nhang trong dịp Tết Nguyên đán, tuy nhiên, không ai thắp nhang và khấn nhiều như ông Phạm Minh Chính trong những ngày trước và sau Tết. Không biết ông Phạm Minh Chính có lòng biết ơn những người đã khuất của chế độ Cộng sản không, hay ông thắp nhanh để cầu xin điều gì?
Những ngày Tết, tệ nạn mê tín dị đoan xảy ra công khai tại các chùa chiền quốc doanh. Điều này đã trở thành chuyện bình thường của chế độ này. Thực tế thì các quan chức Cộng sản cũng rất mê tín, tuy nhiên, một nhà quan sát cho rằng, cách mê tín của quan chức Cộng sản là mê tín cao cấp. Tức là họ không chịu đến các tụ điểm hành nghề mê tín dị đoan của các chùa quốc doanh, vì nơi này đông người và dân biết mặt họ. Những nơi này chỉ để cho dân đen cúng vái cầu xin, còn họ thì đi những nơi “sang chảnh” hơn để cầu cúng.
Không ít quan chức Cộng sản đã đến tận Ấn Độ, nơi được cho là khởi nguồn của đạo Phật để cầu xin. Trong số đó, có thể kể đến như Nguyễn Tấn Dũng, Trần Bắc Hà và Trần Đại Quang. Đấy là những nơi thờ đạo Phật thực sự, chứ không phải mê tín. Tuy nhiên, các quan chức Cộng sản thì lại đem lòng mê tín của mình đến đất Phật mà xin.
Thực tế, đạo Phật của chính đạo không hề có chuyện cầu xin Phật ban phước. Với đạo Phật đúng nghĩa, anh muốn có phước báo thì anh phải hành thiện, thế thôi. Anh đã ác với dân thì dù anh có cầu xin Phật cạn nước bọt, anh cũng chẳng thoát được kiếp nạn.
Có một bạn đọc chia sẻ với cộng tác viên của Thoibao một ý kiến rằng, không biết các ông lãnh đạo Cộng sản đã chết có quyền năng gì hay không? Những ông này chưa chắc gì là thánh thần, mà có khi đang ở địa ngục. Vậy thì, nếu cầu xin các vị này chưa chắc gì họ có đủ quyền năng để ban phước lành.
Thực ra câu chuyện tâm linh là có, nhưng nó chẳng liên quan gì đến chuyện cầu xin cả. Hãy làm thiện thì tự nhiên điều thiện sẽ tới. Làm chính trị chia phe đấu nhau rồi giành quyền lực, giành tiền bạc phải đi đến đối đầu và sống mái với nhau trên chính trường, thì điều tất yếu là có kẻ bị đánh bại và có kẻ chiến thắng. Nếu không tham thì đâu thể xảy ra họa bị tấn công để đến giờ phải xin? Đạo lý đơn giản đó có lẽ người Cộng sản không bao giờ nhận ra. Lòng tham là một trong bộ tam gồm “tham sân si” là thứ mà đạo Phật bảo phải diệt bỏ. Không diệt mà còn nuôi lòng tham cho lớn, thì khấn vái làm gì cho mất công?
Tú Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đất có thời, phe có vận ( Người Buôn Gió)
>>> Giữa lúc đối đầu, Ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh để làm dịu căng thẳng?
>>> Mối nguy của tổng Trọng ( Người Buôn Gió)
2023 – một năm mới đầy bất ổn cho dân tộc Việt