Link Video: https://youtu.be/t01Nd22FAl8
Ngày 15/9/2021, Chính phủ của ông Phạm Minh Chính ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP, nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết về thi hành một số điều của Luật Quảng cáo. Theo đó, các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google buộc phải gỡ bỏ các quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ, sau khi nhận được thông báo vi phạm của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đây là cách mà chính quyền Cộng sản Việt Nam cố tình đánh vào những kênh thông tin trái chiều với chủ trương của Đảng Cộng sản. Thoibao.de cũng là một trong những nạn nhân của Nghị định này. Tuy nhiên, dù cấm các doanh nghiệp Việt Nam quảng cáo trên các kênh này thì vẫn có những doanh nghiệp khác trám vào vì sức hút của kênh.
Quy tắc nước chảy về chỗ trũng, những kênh cung cấp thông tin mà người dân muốn nghe bao giờ cũng hút lượt xem nhiều hơn những kênh chỉ tối ngày ca tụng Đảng. Không ai thích lời nói của kẻ nô bộc chỉ biết vâng với dạ, mà người dân cần nghe những ý kiến thẳng thắn nhắm vào những yếu huyệt của chính quyền. Thoibao.de đã tuyển lựa biên tập viên có khả năng phân tích chính sách để phục vụ nhu cầu chính đáng đó của khán thính giả. Tất nhiên, lời lẽ thẳng thắn nên chính quyền Cộng sản thấy chói tai là điều khó tránh khỏi.
Ngoài hạn chế quảng cáo, chính quyền Cộng sản cũng ép Youtube và Facebook phải chặn những kênh nói thẳng vào mặt tối chế độ với khán giả tại Việt Nam. Và Thoibao.de đã bị chính quyền “chăm sóc kỹ”, khi mà các bản tin được phát đi luôn bị chính quyền yêu cầu Youtube hoặc Facebook chặn ở Việt Nam, nhằm làm giảm sự tương tác của Thoibao.de.
Much đích của Thoibao.de là nói ra cái xấu của chế độ để chế độ sửa sao cho tốt hơn, nhưng chính quyền Cộng sản vẫn chứng nào tật nấy, quyết không sửa, mà lại điên cuồng ngăn chặn tương tác và thậm chí phá hoại kênh, phá hoại trang Web một cách không sạch sẽ gì.
Chiều ngày 1/3, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông về kinh tế báo chí và hoàn thiện chính sách, pháp luật về báo chí. Chủ trì cuộc họp có ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh.
Theo sự thú nhận của hai cơ quan này thì các cơ quan báo chí đang đối mặt với khó khăn, doanh thu quảng cáo sụt giảm. Bộ Thông tin và Truyền thông khảo sát 159 cơ quan báo chí, trong 2 năm đại dịch doanh thu đều giảm, doanh thu các đài phát thanh truyền hình năm 2021 giảm 10% so với năm 2020. Nhiều người đặt kỳ vọng vào doanh thu từ thu phí nội dung báo điện tử, song vẫn cần nhiều thời gian để nguồn thu này bền vững. Hiện nay, cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 673 tạp chí; 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.
Báo chí tự do trên thế giới vẫn sống tốt, tại sao báo chí quốc doanh lại bị điêu đứng vì quảng cáo sụt giảm? Có người cho rằng, nguyên nhân là tin tức được định hướng không trung thực, không hấp dẫn. Chẳng ai thèm đọc báo Nhân dân, báo VTV, báo VOV, Thông Tấn Xã Việt Nam… vì nó qua xơ cứng, nói rặt một ngôn ngữ tuyên giáo nhàm chán. Khán giả cần biết góc khuất chứ không ai muốn xem mặt nạ lòe loẹt do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo. Và tin tức kém hấp dẫn nên quảng cáo sụt giảm là điều khó tránh khỏi.
Báo chí tự do bị chính quyền tìm mọi cách ngăn chặn, phá hoại, nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn muốn quảng cáo trên các kênh này là vì sức hấp dẫn khó cưỡng của báo chí tự do. Trên đời không ai muốn nghe lời những tên nô bộc, không ai muốn nghe những lời nói xu nịnh, người ta cần lời thẳng thắn nhất. Đó là giá trị mà Thoibao.de đang xây dựng. Nếu không bị ngăn cản và phá hoại, e báo chí nhà nước không có cửa cạnh tranh được với báo chí tự do.
Muốn các tờ báo bội thu thì chỉ có thể là tự do báo chí. Cởi trói cho báo chí được phép tự do phê phán chính sách. Có vậy, báo chí mới hấp dẫn trở lại được.
Bảo Long – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Quyền uy sâu rộng của Tổng Trọng làm hại hệ thống Đảng
>>> Phương Hằng gọi, đang ngồi trực ngắm Himalaya, Thủy Tiên có ới?
>>> Phận “sinh vật cảnh”, Võ Văn Thưởng làm gì để tồn tại chốn “quan trường hiểm ác”?
“Học tập” bác Trọng ở Kiên Giang, “đồng chí” Phó Thanh tra Chính phủ gặp “Bác Hồ”