Link Video: https://youtu.be/Oq_NN01z4jw
Việc ông Võ Văn Thưởng rời ghế Thường trực Ban Bí thư để ngồi vào ghế Chủ Tịch nước là sự kiện đáng quan tâm. Nhưng giới phân tích cũng hóng xem, ai sẽ là người thay thế ông Võ Văn Thưởng. Giai đoạn ông Thưởng mới bỏ lại ghế Thường trực Ban Bí thư, tin nội chính bên trong cho biết, có 2 ứng viên nhắm vào chiếc ghế này, đó là ông Phan Đình Trạc – Trưởng ban Nội chính Trung ương và ông Nguyễn Văn Nên – Bí thư Thành ủy TP. HCM. Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng lại khó chọn ai bỏ ai trong hai người này.
Ông Nguyễn Văn Nên cũng muốn xây dựng lực lượng Tây Ninh tại Trung ương, với hai nhân vật nòng cốt là chính ông và Trần Lưu Quang. Ông Phan Đình Trạc cũng muốn nâng tầm thế lực Nghệ An mạnh hơn nữa. Đấy là cái khó, ông Trọng không biết chọn ai bỏ ai trong trường hợp này.
Việc sắp xếp ghế Thường trực Ban Bí thư và ghế Chủ tịch nước đã xảy ra hai hướng cạnh tranh ngược chiều. Ghế Chủ tịch nước bị hai ứng viên né tránh, cuối cùng ông Võ Văn Thưởng phải chịu thua Tô Lâm, đành bất đắc dĩ ngồi vào chiếc ghế đầy xui xẻo này. Ngược lại, ghế Thường trực Ban Bí thư lại làm cho hai đối tượng giành lấy, nhưng cuối cùng, ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn một người khác để tránh cảnh “gà nhà đá nhau”.
Ngày 6/3, báo chí đồng loạt đưa tin, bất ngờ bà Trương Thị Mai – Ủy viên Bộ Chính trị – Trưởng ban Tổ chức Trung ương được chọn vào ghế Thường Trực Ban Bí thư. Vậy là, người phụ nữ có vị trí cao nhất hiện nay trong bộ máy Đảng Cộng sản đã đánh bại hai mày râu đáng giá hơn, để chiếm giữ ghế Thường trực Ban Bí thư.
Như vậy là, cho đến nay, bà Trương Thị Mai đã vào được nhóm 5 lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với vị trí này, bà Trương Thị Mai là người phụ nữ có chức vụ cao thứ nhì trong lịch sử Đảng Cộng sản, chỉ đứng sau bà cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Bà Trương Thị Mai sinh năm 1958, hiện nay là 65 tuổi. Tính đến năm 2026, bà Mai đã 68 tuổi, nếu không được hưởng suất đặc biệt, thì bà Trương Thị Mai khó có điều kiện ở lại Bộ Chính trị. Tuy nhiên, cho đến nay, suất đặc biệt chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng được hưởng và người hưởng ké là ông Nguyễn Xuân Phúc khi ông đã quá 65 tuổi nhưng vẫn được ngồi vào ghế Chủ tịch nước vào năm 2021.
Như vậy, trong nhóm 5 lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản có 2 người đi lên từ Đoàn đội. Đó là bà Trương Thị Mai và ông Võ Văn Thưởng. Vì tiến thân phía Đoàn cũng có thể leo cao, nên cả ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Xuân Phúc đều gửi con vào tổ chức Đoàn, cũng vì hy vọng một tương lai sáng cho con họ.
Công bằng mà nói, bà Trương Thị Mai không có thành tích gì nổi bật. Tuy bà là phụ nữ có vị trí cao nhất trong Đảng Cộng sản hiện nay, nhưng bà lại bị đánh giá là không có khả năng đấu đá tốt như các đấng mày râu trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, tại sao bà Trương Thị Mai lại ngoi lên giữa rừng mày râu như thế?
Tuy sức chiến đấu của bà Mai không mạnh, nhưng bà Mai là người dễ bảo đối với ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với vai trò là người đứng đầu Ban Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng cũng cần phải cân nhắc chọn ai bỏ ai để không xảy ra cảnh “gà cùng một mẹ cứ hoài đá nhau”. Vị trí Thường trực Ban Bí thư được ví như là Phó Tổng Bí thư, nếu chọn Phan Đình Trạch cũng dở mà chọn Nguyễn Văn Nên cũng không hay. Đó là lý do ông chọn người “lành tính” nhất trong Ban Bí thư là bà Trương Thị Mai.
Qua lần sắp xếp nhân sự này cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng có cái nhìn xa hơn các đối thủ khác. Ông Trọng biết chọn người sao cho phe ông không có chia rẽ vùng miền mà đấu nhau. Làm thế này mà phe ông Trọng không mạnh thì đó mới là chuyện lạ. Sự “cáo già” của một ông trùm Đảng đã thể hiện qua cách bố trí công việc cho thuộc hạ.
Yên Lành – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Việt Á thứ nhất, kéo đổ Nguyễn Xuân Phúc, Việt Á thứ nhì kéo cổ ai?
>>> Nay 3 chọi 1, mai 4 chọi 1, Thủ tướng Chính liệu mà “ăn ở cho phải đạo”
>>> Bí ẩn về sự ra đi của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh
VinFast khốn khổ nổ cho to